Cập nhật lúc: 12:21 30-10-2018 Mục tin: LỚP 6
Xem thêm: Chuyên đề: Ôn tập và bổ túc số tự nhiên
ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN – PHẦN II
Bài 1. Các số tự nhiên nhỏ hơn 1000, có bao nhiêu số:
a) Chia hết cho 2
b) Chia hết cho 5
c) Chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
HD:
a) Tập hợp các số chia hết cho 2 nhỏ hơn 1000 là { 0 ; 2 ; 4 ; ... ; 996 ; 998 }
Số các phần tử thuộc tập hợp trên là: (998 – 0) : 2 + 1 = 500 (phần tử)
b) Tập hợp các số chia hết cho 5 nhỏ hơn 1000 là { 0 ; 5 ; 10 ;... ; 990 ; 995 }
Số các phần tử thuộc tập hợp trên là: (995 – 0) : 5 + 1 = 200 (phần tử)
c) Trong một chục có 4 số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Từ 0 đến 999 có 100 chục nên ta có: 4 . 100 = 400 (số)
Số 1000 không phải đếm.
Vậy cả 400 số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.
Bài 2. Tính số lượng các ước của các số sau. Sau đó hãy viết tập hợp các ước của số đó
a) 72
b) 120
HD:
a) 72 = 23 . 32 có (3 + 1) . (2 + 1) = 12 (ước)
Ư(72) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72}
b) 120 = 23 . 3 . 5 có ( 3 + 1 ) . ( 1 + 1 ) . ( 1 + 1 ) = 16 (ước)
Ư(120) = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10; 12; 15; 20; 24; 30; 40; 60; 120}
Bài 3. Học sinh khối 6 của một trường tập chung dưới sân trường để chào cờ. Nếu xếp theo hàng 20; 25; 30 thì đều dư 12 học sinh, nhưng nếu xếp hàng 26 thì vừa đủ. Tính số học sinh khối lớp 6 này, biết rằng số học sinh này ít hơn 700 học sinh.
HD: Số học sinh khối 6 của trường là bội chung của 20; 25; 30.
20 = 22 . 5 ;
30 = 2 . 3 . 5 ;
25 = 52
BCNN (20 ; 25 ; 30) = 22 . 3 . 52 = 300
BC (20; 25; 30) = B (300) = {0; 300; 600; 900; 1200;… }
Số học sinh khối 6 của trường có thể là 12; 312; 612; 912; 1212…
Vì số học sinh đó là số chia hết cho 26 và chưa đến 700 nên số học sinh đó là 312 học sinh.
Bài 4. Tìm số tự nhiên x lớn nhất, biết rằng 428 và 708 chia cho x được số dư là 8.
HD: Theo đề bài, ta có:
428 – 8 = 420 chia hết cho x
708 – 8 = 700 chia hết cho x (x ∈ N, x > 8) và x lớn nhất
Do đó x là ước chung lớn nhất của 420, 700
420 = 22 . 3 . 5 . 7 ;
700 = 22 . 52 . 7
ƯCLN ( 420 ; 700 ) = 22 . 5 . 7 = 140
Vậy x = 140.
Bài 5. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất chia cho 3, cho 4, cho 5 thì có số dư lần lượt là 1, 3, 1.
HD:
Gọi n là số cần tìm.
Ta có: n – 1 là bội của 3, n – 3 là bội của 4, n – 1 là bội của 5
Suy ra: 2 (n – 1) ⋮ 3 ;
2 (n – 3) ⋮ 4 ;
2 (n – 1) ⋮ 5
Do đó: 2n chia cho 3, 4, 5 đều dư 2. Nên 2n – 2 là BCNN của 3, 4, 5
2n – 2 = 60 ⇒ n = 31.
Bài 6. Tìm ƯCLN của:
a) 30, 45, 135
b) 144, 504, 1080
HD:
a) 30 = 2 . 3 . 5
45 = 32 . 5
135 = 33 . 5
Vậy ƯCLN (30 ; 45 ; 135) = 3 . 5 = 15
b) 144 = 24 . 32
504 = 23 . 32 . 7
1080 = 23 . 33 . 5
Vậy ƯCLN (144 ; 504 ; 1080) = 23 . 32 = 72
Bài 7. Tìm các số tự nhiên có ba chữ số, biết rằng khi chia số đó cho 8 thì dư 7, chia cho 31 thì dư 28
HD: Gọi n là số cần tìm. Ta có: n + 1 ⋮ 8, do đó n + 65 ⋮ 8
Mặt khác: n + 3 ⋮ 31, do đó n + 65 ⋮ 31
Vậy n + 65 là bội chung của 8 và 31 và n + 65 < 1065
Các bội chung của 8 và 31 nhỏ hơn 1065 là : 248 ; 496 ; 744 ; 992.
Do đó n + 65 ∈ { 248 ; 496 ; 744 ; 992 }.
Vậy n ∈ { 183 ; 431; 679 ; 927 }
Bài 8.
a) Tìm hai số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 650.
b) Tìm ba số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 35904.
HD:
a) 650 = 2 . 52 . 13 = 52 . ( 2 . 13 ) = 25 . 26
b) 35904 = 26 . 3 . 11 . 17 = 25 . ( 3 . 11 ) . ( 2 . 17 ) = 32 . 33 . 34
Bài 9. Tìm số tự nhiên a có hai chữ số nhỏ hơn 30 thỏa mãn 273, 2271, 1785 đều chia cho a dư 3.
HD: Ta có: 273 chia cho a dư 3 nên 270 ⋮ a
2271 chia cho a dư 3 nên 2268 ⋮ a
1785 chia cho a dư 3 nên 1782 ⋮ a
Do đó a ∈ ƯC(270; 2268; 1782)
270 = 2 . 33 . 5
2268 = 22 . 34 .7
1782 = 2 . 34 . 11
ƯCLN ( 270 ; 2268 ; 1782 ) = 2 . 33 = 54
ƯC( 270 ; 2268 ; 1782 ) = Ư(54) = {1 ; 2 ; 3 ; 6 ; 9 ; 18 ; 27 ; 54}
Vì a có hai chữ số và nhỏ hơn 30 nên a ∈ {18; 27}
Vậy số cần tìm là 18 và 27.
Bài 10. Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số. Biết rằng khi chia số đó cho các số 70 ; 210 ; 350 có cùng số dư là 3.
HD:
Gọi số cần tìm là a. Ta có : a – 3 chia hết cho 70 ; 210 ; 350
Do đó a – 3 ∈ BC(70; 210 ; 350) = {70 ; 140 ; ... ; 980 ; 1050 ;...}
Vì a là số nhỏ nhất có 4 chữ số nên : a – 3 = 1050 hay a = 1053.
Vậy số cần tìm là 1053.
Bài 11.
Tìm x, biết:
a) x + 25 = 40 b) 5.(x + 35) = 515
HD:
a) x + 24 = 40
x = 40 – 25
x = 15 (0,25 điểm)
b) 5.(x+35) = 515
x + 35 = 515 : 5
x + 35 = 103
x = 103 – 35
x = 68
Bài 12.
a) Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố 84; 105.
b) Tìm Ư(84) và B(105).
HD:
a) Phân tích được mỗi số: 84 = 22.3.7
105 = 3.5.7 (0,25 điểm)
b) Tìm Ư(84) = {1; 2; 3; 4; 6; 12; 14; 21; 28; 84}
và B(105) = {0; 105; 210; 315; ...}
Bài 13.
Một phép chia có tổng của số chia và số bị chia bằng 75. Biết rằng thương là 7, số dư bằng 3. Tìm số bị chia và số chia.
HD:
Số chia: (75 – 3) : 7 = 9
Số bị chia: 75 – 9 = 66
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025