Cập nhật lúc: 16:26 10-12-2018 Mục tin: LỚP 6
Xem thêm: Tam giác
LUYỆN TẬP VỀ TAM GIÁC (CÓ ĐÁP ÁN)
I. LÝ THUYẾT
Δ ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC , CA khi A,B,C không thẳng hàng.
Cạnh và góc của tam giác.
– Ba cạnh: AB,BC,CA;
– Ba góc: ∠A, ∠B,∠C
II. BÀI TẬP
Bài 1. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:
a) Hình tạo thành bởi ……. được gọi là ΔMNP.
b) ΔTUV là hình………….. .
HD:
a) Ba đoạnthẳng MN,NP,PM khi M,N,P không thẳng hàng.
b) Gồm ba đoạn TU,UV,VT khi T,U,V không thẳng hàng
Bài 2. Xem hình 55 rồi điền vào bảng sau:
Tên tam giác |
Tên 3 đỉnh |
Tên 3 góc |
Tên 3 cạnh |
Δ ABI |
A,B,I |
||
Δ AIC |
∠IAC,∠ACI, ∠CIA |
||
Δ ABC |
AB, BC, CA |
Điền vào bảng có kết quả như sau:
Tên tam giác |
Tên 3 đỉnh |
Tên 3 góc |
Tên 3 cạnh |
Δ ABI |
A,B,I |
∠BAI, ∠ABI, ∠IAB |
AB, BI, IA |
Δ AIC |
A,I,C |
∠IAC, ∠ACI, ∠CIA |
AI, IC, CA |
Δ ABC |
A,B,C |
∠BAC, ∠ABC, ∠ACB |
AB, BC, CA |
Bài 3. Xem hình 55 rồi trả lời các câu hỏi sau.
a) Đoạn thẳng AI là cạnh chung của những Δ nào?
b) Đoạn thẳng AC là cạnh chung của những Δ nào?
c) Đoạn thẳng AB là cạnh chung của nhữngΔ nào?
d) Hai Δnào có hai góc kề bù nhau?
Đáp án: a) ΔAIB và ΔAIC.
b) Δ ACI, ACB.
c) ΔABI, ABC.
d) Hai Δ AIB và AIC có hai góc đỉnh I kề bù nhau là hai góc AIB và AIC
Bài 4. Vẽ hình theo các cách diễn đạt bằng lời sau:
a) vẽ ΔABC, lấy điểm M nằm trong tam giác, tiếp đó vẽ các tia AM, BM,CM.
b) vẽ ΔIKM, lấy điểm A nằm trên cạnh KM, điểm B nằm cạnh IM. Vẽ giao điểm N của hai đoạnthẳng IA,KB.
Hình vẽ như sau:
Bài 5. Vẽ đoạn thẳng IR dài 3cm. Vẽ một điểm T sao cho TI = 2,5cm, TR = 2cm. Vẽ ΔTIR
– Vẽ đoạnthẳng IR có độ dài 3cm
– Vẽ tiếp cung tròn (I; 2,5cm) và cung tròn (R; 2cm), hai cung tròn này cắt nhau tại T.
– Tiếp tục Vẽ các đoạnthẳng TI và TR, ta có ΔTIR.
Bài 6: Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó 3 điểm A, B, C thẳng hàng.
a) Vẽ tất cả các tam giác có đỉnh là 3 trong 4 điểm A, B, C, D;
b) Với các tam giác có được, hãy điền vào bảng sau:
Tên tam giác |
Tên 3 đỉnh |
Tên 3 góc |
Tên 3 cạnh |
ΔABC |
A, B, C |
∠A, ∠B, ∠C |
AB, BC, AC |
|
|
|
|
|
|
|
|
Giải:
Tên tam giác |
Tên 3 đỉnh |
Tên 3 góc |
Tên 3 cạnh |
ΔABD |
A, B, D |
∠A, ∠B, ∠D |
AB, BD, AD |
ΔACD |
A, C, D |
∠A, ∠C, ∠D |
AC, CD, AD |
ΔBCD |
C, B, D |
∠B, ∠C, ∠D |
BC, CD, DB |
Bài 7: Cho 4 điểm A, B, C, D trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Tính số tam giác có ba đỉnh là 3 trong 4 điểm trên. Viết tên các tam giác đó.
Lời giải:
Ta có 4 tam giác: Δ ABC, ΔABD, ΔBCD, ΔACD
Bài 8: Tính số tam giác có được trong hình bên . Viết tên các tam giác đó.
Lời giải:
Ta có 8 tam giác: ΔABC, ΔABD, ΔBCD, ΔACD, ΔBCE, ΔABE, ΔADE, ΔCDE
Bài 9: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời sau: Vẽ ΔABC. Lấy M là điểm trong của ΔABC. Vẽ các tia AM, BM, CM cắt các cạnh của ΔABC tương ứng tại các điểm N, P, Q. Vẽ ΔNPQ. Hỏi điểm M có nằm trong ΔNPQ hay không?
Lời giải:
Điểm M luôn nằm trong ΔNPQ
Bài 10: a. Vẽ ∆EDF biết ED = 5 cm, EF = 4 cm, DF = 4 cm
b. Vẽ ∆PMU biết PM = 4 cm, MU = 4 cm, PU = 4 cm
c. Vẽ ∆ART biết AR = 5 cm, RT = 4 cm, AT = 3 cm
d. Mỗi tam giác trên có gì đặc biệt?
Lời giải:
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025