Cập nhật lúc: 13:52 10-12-2018 Mục tin: LỚP 6
KHI NÀO THÌ GÓC XOY + GÓC YOX = GÓC XOZ?
(CÓ ĐÁP ÁN)
I. LÝ THUYẾT
1. Tính chất cộng số đo hai góc
Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox va Oz thì
∠xOy +∠yOz = ∠xOz
Ngược lại, nếu ∠xOy +∠yOz = ∠xOz thì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz.
Lưu ý:
a) Ta có thể dùng mệnh đề tương đương sau với tính chất trên:
Nếu ∠xOy +∠yOz ≠ ∠xOz thì tia Oy không nằm giữa hai tia Ox và Oz.
b) Cộng liên tiếp. Nếu tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Ot; tia Oz nằm giữa hai tia Oy và Ot thì: ∠xOy +∠yOz +∠tOz = ∠xOt
2. Hai góc kề nhau, phụ nhau, bù nhau
– Hai góc kề nhau là hai góc có một cạnh chung và hai cạnh còn lại nằm trên hai nữa mặt phẳng đối nhau bờ chứa cạnh chung.
– Hai góc phụ nhau là hai góc có tổng số đo bằng 90º
– Hai góc bù nhau là hai góc có tổng số đo bằng 180º
Lưu ý:
a) Hai góc kề bù là hai góc vừa kề nhau vừa bù nhau. Hai góc kề bù có tổng số đo bằng 180º
b) Hai góc cùng phụ (hoặc cùng bù) với một góc thứ 3 thì bằng nhau.
II. BÀI TẬP
Bài 1. Hình 25 cho biết tia OA nằm giữa hai tia OB và OC, ∠BOA =450, ∠AOC = 320
Tính ∠BOC. Dùng thước đo góc để kiểm tra lại kết quả:
Giải: Vì tia OA nằm giữa hai tia OB, OC nên
Bài 2. Hình 26 cho biết hai góc kề bù xOy và yOy’, ∠xOy = 1200 .Tính ∠yOy’
HD: Hai ∠xOy và yOy’ kề bù nên ∠xOy + ∠yOy’ = 1800
suy ra: ∠yOy’ = 1800 - ∠xOy = 1800 - 1200 = 600
Bài 3. Hình 27 cho biết tia OI nằm giữa hai tia OA, OB, ∠AOB = 600, ∠BOI = ¼. ∠AOB
Tính Số đo ∠ BOI và AOI.
Giải.
∠BOI = ¼. ∠AOB = ¼. 600 = 150
Do tia OI nằm giữa hai tia OA, OB nên ∠AOI + ∠BOI = ∠AOB
=> ∠AOI + 150 = 600 hay ∠AOI = 450
Bài 4.
a) Đo các góc ở hình 28a,b.
b) Viết tên các cặp ∠phụ nhau ở hình 28b.
Giải:
a)
∠xOy = 630; ∠yOz = 270; ∠xOz = 900
∠aOb = 300; ∠bOc = 450; ∠cOd = 150; ∠aOc = 750; ∠bOd = 600; ∠aOd = 900
b) Các cặp góc phụ nhau:
∠aOb và ∠bOd vì ∠aOb + ∠bOd = 900
∠aOc và ∠cOd vì ∠aOc + ∠cOd = 900
Bài 5.
a) Đo các góc ở hình 29,30.
b) Viết tên các ∠bù nhau ở hình 30.
Giải:
a) ∠xOy = 1500; ∠yOz = 300
∠aAb = 1330; ∠bAc = 270; ∠cAd =200
∠aAc = 1600; ∠bAd = 470; ∠aAd = 1800
b) Các cặp góc bù nhau là:
∠aAb và ∠bAd
∠cAd và ∠aAc
Bài 6: Hình 31 cho biết hai tia AM và AN đối nhau, ∠MAP = 330, ∠NAQ = 580. Góc tia AQ nằm giữa hai tia AN và AP , Hãy tính số đo x của ∠PAQ.
Giải:
∠NAP = 1800 - 330 = 1470
x = 1470 - 580 = 890
Bài 7: Gọi Oz là tia nằm giữa hai tia Ox, Oy.
Biết ∠(xOy) = ao, ∠(zOx) = bo. Tính (yOz)
Lời giải:
Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox, Oy nên:
∠(xOy) = ∠(yOz) + ∠(xOz) ⇒ ∠(yOz) = ∠(xOy) - ∠(xOz) = ao – bo
Bài 8: Cho biết ∠(LPM) = 90o. Vẽ tia PU để ∠(LPM) = ∠(LPU) + ∠(UPM)
Lời giải:
Lấy điểm U nằm trong góc LPM, Vẽ tia PU. Vì tia PU nằm giữa hai tia PL và PM nên: ∠(LPM) = ∠(LPU) + ∠(UPM)
Như hình vẽ bên:
Bài 9: Ở hình dưới, hai tia OI , OK đối nhau. Tia OI cắt đoạn thẳng AB tại I. Biết ∠(KOA) = 120o, ∠(BOI) = 45o
Tính ∠(KOB), ∠(AOI), ∠(BOA)
Lời giải:
Vì ∠(KOB) và ∠(BOI) kề bù nên ∠(KOB) + ∠(BOI) = 180o
Suy ra: ∠(KOB) = 180o - ∠(BOI) = 180o – 45o = 135o
Vì ∠(KOA) và ∠(AOI) kề bù nên ∠(KOA) + ∠(AOI) = 180o
Suy ra: ∠(AOI) = 180 - ∠(KOA) = 180o – 120o = 60o
Vì tia OI nằm giữa hai tia OA và OB nề:
∠(AOI) + ∠(BOI) = ∠(AOB)
Suy ra : ∠(AOB) = 60o + 45o = 105o
Bài 10: Xem hình dưới, làm thế nào để chỉ đo hai góc mà biết được số đo của cả ba góc xOy, xOz, yOz
Lời giải:
Trong hình vẽ, tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên:
∠(xOz) = ∠(xOy) + ∠(yOz)
Do vậy, ta chỉ cần đo hai góc (xOy) và (yOz) rồi suy ra góc (xOz) hoặc đo hai góc (xOy) và (xOz) rồi suy ra góc (yOz)
Bài 11: Xem hình dưới. Hỏi ∠(tOv) có phải là góc vuông hay không? Vì sao?
Lời giải:
Vì tia Ot nằm giữa hai tia Ou và Ov nên:
∠(uOt) = ∠(tOv) + ∠(uOv)
Suy ra: ∠(tOv) = ∠(uOv) - ∠(uOt) = 129o – 39o = 90o
Vậy ∠(tOv) là góc vuông
Bài 12: Tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz. Biết ∠(xOy) = 40o. Hỏi góc xOz là nhọn, vuông, tù hay bẹt nếu số đo của góc yOz lần lượt bằng 30o, 50o, 70o, 140o
Lời giải:
Vì tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz nên:
∠(xOz) = ∠(xOy) + ∠(yOz)
Ta có: ∠(xOy) = 40o, nếu số đo của ∠(yOz) lần lượt bằng 30o, 50o, 70o, 140o
Thì:
∠(yOz) = 30o; ∠(xOz) = 40o + 30o = 70o; ∠(xOz) là góc nhọn
∠(yOz) = 50o; ∠(xOz) = 40o + 50o = 90o; ∠(xOz) là góc vuông
∠(yOz) = 70o; ∠(xOz) = 40o + 70o = 110o; ∠(xOz) là góc tù
∠(yOz) = 140o; ∠(xOz) = 40o + 140o = 180o; ∠(xOz) là góc bẹt
Bài 13: Trên đường thẳng d từ trái sang phải ta lấy các điểm A, D, C, B và lấy điểm O nằm ngoài đường thẳng d.
Biết: ∠(AOD) = 30o , ∠(DOC) = 40o; ∠(AOB) = 90o. Tính ∠(AOC), ∠(COB), ∠(DOB)
Lời giải:
Vì D nằm giữa A và C nên tia OD nằm giữa hai tia OA và OC.
Suy ra: ∠(AOC) = ∠(AOD) + ∠(DOC) = 30o + 40o = 70o
Vì C nằm giữa A và B nên tia OB nằm giữa hai tia OA và OB.
Suy ra: ∠(AOB) = ∠(AOC) + ∠(COB)
⇒∠(COB) = ∠(AOB) - ∠(AOC) = 90o - 70o = 20o
Vì D nằm giữa A và B nên tia OD nằm giữa hai tia OA và OB.
Suy ra: ∠(AOB) = ∠(AOD) + ∠(DOB)
⇒∠(DOB) = ∠(AOB) - ∠(AOD) = 90o - 30o = 60o
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025