Một số dạng bài tập về phân số

Cập nhật lúc: 00:14 21-11-2018 Mục tin: LỚP 6


Bài viết bao gồm các dạng bài tập cơ bản về phân số để các em ôn tập lại chương này như làm phép tính, tìm x, giải bài toán có lời văn...Ngoài ra các em cũng sẽ được rèn luyện khả năng của mình với các bài toán nâng cao hơn như tính biểu thức cồng kềnh,chứng minh phân số tối giản hoặc tìm số nguyên n..

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ PHÂN SỐ 


Dạng 1: Thực hiện phép tính

Bài 1: Tính

\(\begin{array}{l}
a)\;\frac{3}{5} - \frac{2}{3} + \frac{{16}}{{15}}\\
b)\; - 2,4 + 1,5:\left( {1 - \frac{2}{3}} \right)\\
c)\;\left( {3\frac{1}{2}:\frac{{21}}{{32}} - \frac{8}{{21}}} \right).4\frac{5}{7} + 2\frac{7}{8}\\
d)\;\frac{1}{{3.4}} + \frac{1}{{4.5}} + \frac{1}{{5.6}} + \frac{1}{{6.7}} + \frac{1}{{7.8}}
\end{array}\)

Bài 2 : Tính

\(\begin{array}{l}
a)\; - 1,7:\left( {1 + \frac{2}{3}} \right)\\
b)\;\left( { - \frac{2}{3}} \right) + \frac{3}{4} - \left( { - \frac{1}{6}} \right) + \left( { - \frac{2}{5}} \right)\\
c)\;\left( { - \frac{3}{7}:\frac{2}{{11}} + \frac{{ - 4}}{7}:\frac{2}{{11}}} \right).\frac{7}{{33}}\\
d)\;\frac{{ - 5}}{8} + \frac{4}{9}:\left( { - \frac{2}{3}} \right) - \frac{7}{{20}}.\left( { - \frac{5}{{14}}} \right)
\end{array}\)

Bài 3 : Tính

\(\begin{array}{l}
a)\;\frac{{ - 2}}{3} + \frac{7}{2}.\frac{3}{4}\\
b)\;\frac{{ - 4}}{9}:\frac{{16}}{{27}} + \left( { - \frac{1}{4}} \right)\\
c)\;\frac{4}{{11}}.\frac{{ - 2}}{9} + \frac{4}{{11}}.\frac{{ - 8}}{9} + \frac{4}{{11}}.\frac{1}{9}\\
d)\;\left[ { - 12\frac{5}{9}.\left( {\frac{5}{7} + 4\frac{1}{5}} \right)} \right]:\frac{5}{6}
\end{array}\)

Bài 4 : Tính

a) \displaystyle -1,8+\left( {1+\frac{4}{5}} \right)

b) \displaystyle \frac{{-11}}{{14}}+\frac{5}{6}:\frac{5}{8}-\frac{5}{6}.\frac{6}{7}

c) \displaystyle \frac{{-3}}{8}.16.\frac{8}{{17}}-0,375.7\frac{9}{{17}}

d) \displaystyle {{\left( {\frac{{-1}}{2}} \right)}^{3}}:1\frac{3}{8}-25%.\left( {-6\frac{2}{{11}}} \right)

Bài 5 : Tính

a) \displaystyle \frac{{-3}}{5}+\frac{{-7}}{{24}}+\frac{{19}}{{24}}

b) \displaystyle \frac{{-5}}{9}.\frac{2}{{13}}+\frac{{-5}}{9}.\frac{{11}}{{13}}+1\frac{5}{9}

c) \displaystyle \left( {\frac{{-5}}{{24}}+0.75+\frac{7}{{12}}} \right):\left( {-2\frac{1}{8}} \right)

d) \displaystyle \frac{{2017}}{{2018}}.\frac{{-1}}{2}+\frac{{-1}}{3}.\frac{{2017}}{{2018}}+\frac{{2017}}{{2018}}.\frac{{-1}}{6}


Dạng 2 : Tìm x biết

Bài 1: Tìm x

a) \displaystyle \frac{{11}}{{12}}x+\frac{3}{4}=\frac{1}{6}

b) (4,5 – 2x ).\displaystyle 1\frac{4}{7}=\frac{{11}}{{14}}

c) \displaystyle \frac{8}{x}=\frac{7}{{x-16}}

d)  \displaystyle \frac{x}{8}=\frac{2}{x}

Bài 2:  Tìm x :

a) \displaystyle \frac{3}{5}-x=\frac{8}{9}

b) \displaystyle \frac{2}{5}:\left( {2x+\frac{3}{4}} \right)=\frac{{-7}}{{10}}

c)\displaystyle \frac{x}{7}=\frac{{x+16}}{{35}}

d) \displaystyle \left( {\frac{3}{4}x-\frac{1}{2}} \right)\left( {0,25x+\frac{4}{3}} \right)=0

Bài 3 : Tìm x

a) ( x-4 ).( x+5 ) = 0

b) \displaystyle 5\frac{4}{7}:x=13

c) \displaystyle \left( {4,5-2x} \right).\frac{4}{9}=\frac{{11}}{4}

d) 60% x +\displaystyle \frac{2}{3}x=684

Bài 4 : Tìm x

a) \displaystyle x+\frac{4}{{15}}=\frac{{-3}}{{10}}

b) \displaystyle \left( {2x+\frac{1}{2}} \right)\left( {\frac{4}{5}-x} \right)=0

c) \displaystyle \left| {\frac{1}{2}x-\frac{2}{3}} \right|-1=\frac{1}{6}

d)  \displaystyle \frac{2}{6}+\frac{2}{{12}}+\frac{2}{{20}}+...+\frac{2}{{x(x+1)}}=\frac{4}{5}

Bài 5 : Tìm x

a) 25% x = 75

b)  \displaystyle \frac{{11}}{{12}}x+\frac{3}{4}=\frac{1}{6}

c) \displaystyle \frac{3}{4}+\frac{1}{4}(x-1)=\frac{1}{2}

d) \displaystyle \left| {x-\frac{3}{5}} \right|.\frac{1}{2}-\frac{1}{5}=0

Bài 6 : Tìm x

\displaystyle \left| {\left| {\left| {\left| x \right|+\frac{1}{3}} \right|+\frac{1}{3}} \right|+\frac{1}{3}} \right|=1


Dạng 3 : Giải bài toán lời văn

Bài 1 :

Tổng kết năm học ba lớp 6A, 6B, 6C có 45 em đạt học sinh giỏi.  Số học sinh giỏi của lớp 6A bằng 1/3 tổng số học học sinh . Số học sinh giỏi của lớp 6B bằng 120% số học sinh giỏi của lớp 6A . Tính số học sinh giỏi mỗi lớp

Bài 2 :

Bạn Hùng đọc một quyển sách trong ba ngày. Ngày thứ nhất đọc 1/6 số trang cuốn sách , ngày thứ hai đọc 2/3 số trang cuốn sách , ngày thứ  ba đọc hết 30 trang cuối cùng.

a) Hỏi quyển sách có bao nhiêu số trang?

b Tính số trang bạn Hùng đọc ngày thứ nhất và số trang bạn Hùng đọc ngày thứ hai

Bài 3 :

Lớp 6A có 40 học sinh bao gồm ba loại : giỏi , khá , trung bình . Số học sinh khá bằng 40% số học sinh cả lớp . Số học sinh giỏi bằng  1/4 số học sinh cả lớp . tính học sinh trung  bình của lớp 6A. Số học sinh trung bình chiếm bao nhiêu phần trăm học sinh cả lớp.

Bài 4:

Sơ kết học kì 1 lớp 6A có 27 học sinh đạt loại khá , giỏi chiếm 3/5 số  học sinh cả lớp .

a) Tìm số học sinh lớp 6A

b) Tổng kết cuối năm học số học sinh khá và giỏi chiếm 80% số học sinh lớp . Biết rằng số học sinh giỏi bằng 5/7 số học sinh khá . Tìm số học sinh giỏi , số học sinh khá cuối năm của lớp 6A

Bài 5

Lớp học có 45 học sinh , trong đó : 20% tổng số là học sinh giỏi , số học sinh giỏi bằng 3/7 số học sinh tiên tiến , số còn lại là học sinh trung bình . Tính số học sinh giỏi , tiên tiến, trung bình của lớp?

Bài 6

Một lớp có 45 học sinh xếp loại học lực gồm 3 loại : giỏi, khá , trung bình .

Số học sinh trung bình chiếm  7/15 số học sinh cả lớp . Số học sinh khá bằng 5/8 số học sinh còn lại. Tính số học sinh giỏi của lớp.

Bài 7

Một lớp học có 40 học sinh gồm 3 loại : giỏi , khá , trung bình. Số học sinh giỏi chiếm 30% số học sinh cả lớp .Số học sinh khá bằng 5/7  số học sinh còn lại ( học sinh còn lại gồm : học sinh khá , học sinh trung bình ) .Tính số học sinh mỗi loại?

Bài 8

Ba đội lao động có tất cả 200 người. Số người đội I chiếm 40% tổng số người . Số người đội II chiếm 45% số người đội I . Tính số người đội III ?

Bài 9

Một trường THCS có 180 học sinh khối 6. Số học sinh khối 7 bằng 19/20 số học sinh khối 6 . Tính số học sinh khối 7 và số học sinh của cả hai khối.

Bài 10

Một hình chữ nhật có chiều dài 35cm, chiều rộng bằng 4/7 chiều dài . Tính chiều rộng và diện tích hình chữ nhật đó.

Dạng 4 : Bài tập nâng cao 

Bài 1: Tính giá trị biểu thức:

\displaystyle \left( {\frac{1}{2}+1} \right)\left( {\frac{1}{3}+1} \right)\left( {\frac{1}{4}+1} \right)...\left( {\frac{1}{{2017}}+1} \right)\left( {\frac{1}{{2018}}+1} \right)

Bài 2: Tính giá trị biểu thức :

\displaystyle A=\frac{1}{{56}}+\frac{1}{{72}}+\frac{1}{{90}}+\frac{1}{{110}}+\frac{1}{{132}}+\frac{1}{{156}}+\frac{1}{{182}}+\frac{1}{{210}}+\frac{1}{{240}}

Bài 3 : Chứng minh phân số sau là phân số tối giản : \displaystyle \frac{{n+2017}}{{n+2018}}

Bài 4 : Tìm số nguyên n sao cho phân số  \displaystyle \frac{{3n-1}}{{3n-4}} nhận giá trị nguyên

Bài 5 : Tính tổng

\displaystyle A=\frac{1}{{1.2}}+\frac{1}{{2.3}}+\frac{1}{{3.4}}+...+\frac{1}{{2017.2018}}

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025