Cập nhật lúc: 23:33 02-11-2018 Mục tin: LỚP 6
Xem thêm: Quy tắc chuyển vế
LUYỆN TẬP VỀ QUY TẮC CHUYỂN VẾ
Bài 1: Tìm số nguyên x, biết:
11 – ( 15 + 11) = x – ( 25 – 9)
Bài 2: Tìm số nguyên x, biết:
a) 2 – x = 17 – ( -5) b) x – 12 = (-9) – 15
Bài 3: Tìm số nguyên a, biết:
a) | a |=7 b) |a + 6|=0
Bài 4:
a) Viết tổng của ba số nguyên: 14; ( -12 ) và x.
b) Tìm x, biết tổng trên bằng 10.
Bài 5: Cho a ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:
a) a + x = 7 b) a – x = 25
Bài 6: Cho a, b ∈ Z. Tìm số nguyên x, biết:
a) b + x = a b) b – x = a
Bài 7*: Đối với bất đẳng thức ta cũng có các tính chất sau đây (tương tự như đối với đẳng thức):
Nếu a > b thì a + c > b + c
Nếu a + c > b + c thì a > b
Hãy phát biểu quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức.
Bài 8*: Cho x, y ∈ Z. Hãy chứng tỏ rằng:
a) Nếu x – y > 0 thì x > y
b) Nếu x > y thì x – y > 0
Bài 9*: Người ta chứng minh được rằng: Khoảng cách giữa hai điểm a, b trên trục số (a, b ∈ Z) bằng |a−b|hay |b−a|. Hãy tìm khoảng cách giữa các điểm a và b trên trục số khi:
a) a = -3 ; b = 5 b) a = 15 ; b = 37
Bài 10: Tìm số nguyên a, biết:
a) |a + 3| = 7 b) |a − 5| = (−5) + 8
Bài 11: Tìm số nguyên x, biết: x – (17 – x) = x – 7.
Đáp án
Bài 1:
11 – ( 15 + 11 ) = x – ( 25 – 9)
11 – 15 – 11 = x – 16
-15 = x – 16
-15 + 16 = x
x = 1
Bài 2:
a) 2 – x = 17 – ( -5)
⇒ 2 – x = 17 + 5
⇒ 2 –x = 22
⇒ x + 22 = 2
⇒ x = -20
b) x – 12 = (-9) – 15
⇒ x – 12 = ( -9 ) + ( -15 )
⇒ x – 12 = -24
⇒ x = -24 + 12
⇒ x = -12
Bài 3:
a) |a|=7 nên a = 7 hoặc a = -7
b) |a+6|=0 nên a + 6 = 0 ⇒ a = -6
Bài 4:
a) Tổng là: 14 + ( -12 ) + x
b) Ta có: 14 + ( -12 ) + x = 10
⇒ x = 10 – 14 + 12
⇒ x = 8
Vậy x = 8
Bài 5:
a) x = 7 – a b) x = a- 25
Bài 6:
a) x = a – b b) x = b – a
Bài 7*:
Quy tắc : Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một bất đẳng thức ta phải đổi dấu số hạng đó : dấu “+” đổi thành dấu “-” và dấu “-” đổi thành dấu “+”.
Bài 8*:
Áp dụng quy tắc trên (Bài 101)
a) Vì X – y > 0 nên x > 0 + y (chuyển -y từ vế trái sang vế phải) hay x > y.
b) HS tự làm.
Bài 9*:
a) |a – b| = |−3 − 5| = |−3 + (−5)| = |−8| = 8
b) |a – b| = |15 − 37| = |15 + (−37)| = |−22| = 22
Bài 10:
a) |a + 3| = 7 nên a + 3 = 7 hoặc a + 3 = -7
hay a = 7 – 3 = 4
a = -7 – 3 = -10
b) |a − 5| = (−5) + 8
Vậy a – 5 = 3
hoặc a – 5 = -3
hay a = 5 + 3 = 8
hoặc a = 5 – 3 = 2
Bài 11:
x – (17 – x) = x – 7
hay x = x – 7 + 17 – x = (-7 + 17) + (x – x)
x = 10
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Bài 9.1.
Tìm x , biết:
a) 16 – x = 21 – (-8); b) x – 32 = (-5) -17.
Bài 9.2.
Tìm x, biết rằng tổng của bốn số x , (-5), 7 và (-15) bằng 1.
Bài 9.3.
Tìm số nguyên a. biết:
a) |a-15| = 0 , b)|a + 7| = 2.
Bài 9.4.
Tìm số nguyên x, biết rằng x + 5 là số nguyên âm nhỏ nhất có hai chữ số.
Bài 9.5.
Tìm số nguyên x, biết rằng x – 7 là số nguyên âm lớn nhất có hai chữ số.
Bài 9.6.
Hãy chứng tỏ rằng :
a) Nếu a + b = c thì a = – b + c ;
b) Nếu a – b = c thì a = b + c.
Bài 9.7.
Hãy chứng tỏ rằng : |a – b| = |b – a|.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025