Cập nhật lúc: 16:13 21-11-2018 Mục tin: LỚP 6
Xem thêm: Tính chất cơ bản của phép tính phân số
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
A. LÝ THUYẾT
Các tính chất: Tương tự như phép cộng số nguyên, phép cộng phân số có các tính chất cơ bản sau đây:
a) Tính chất giao hoán: a/b + c/d = c/d + b/a
b) Tính chất kết hợp:
(a/b + c/d) + p/q = a/b +( c/d + p/q)
c) Cộng với số 0:
a/b + 0 = 0 + a/b = a/b
B. BÀI TẬP
Bài 1. Tính nhanh.
a) -3/7 + 5/13 + -4/7 ;
b) -5/21 + -2/21 + 8/24 .
Đ/S
a) -3/7 + 5/13 + -4/7 = -3/7 + 4/7 + 5/13 = -1 + 5/13 = -13/13 + 5/13 = -8/13
b) -5/21 + -2/21 + 8/24 = -7/21 + 1/3 = -1/3 + 1/3 = 0
Bài 2. Đố : Cắt một tấm bìa hình tròn bán kính 2,5cm thành 4 phần không bằng nhau như hình
Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được:
a) 1/4 hình tròn ;
b) 1/2 hinh tròn ;
c) 7/12, 2/3, 3/4, 5/6, 11/12 và 12/12 hình tròn.
Giải: Ghép các miếng bìa như sau:
a) 1/12 + 2/12 = 3/12 =1/4
b) 4/12 + 2/12 = 6/12 = 1/2
c) 5/12 + 2/12 = 7/12
5/12 + 2/12 + 1/12 = 8/12 = 2/3
5/12 + 4/12 = 9/12 = 3/4
5/12 + 4/12 + 1/12 = 10/12 = 5/6
5/12 + 4/12 + 2/12 = 11/12
5/12 + 4/12 + 2/12 + 1/12 = 12/12
Bài 3. Hùng đi xe đạp, 10 phút đầu đi được 1/3 quãng đường, 10 phút thứ hai đi được 1/4 quãng đường, 10 phút cuối cùng đi được 2/9
quãng đường. Hỏi sau 30 phút Hùng đi được bao nhiêu phần quãng đường ?
LG: Sau 30 phút Hùng đi được số phần quãng đường là:
1/3 + 1/4 + 2/9 = (1/3 + 2/9) +1/4 =(3/9 +2/9) + 1/4 = 5/9 +1/4 = 20/36 + 9/36 = 29/36 (quãng đường)
Bài 4. Điền số thích hợp vào ô trống ở bảng dưới:
Đáp án:
Bài 5. Tìm năm cách chọn ba trong bảy số sau đây để khi cộng lại được tổng là 0: -1/6; -1/3; -1/2; 0;1/2;1/3;1/6
Ví dụ. -1/2+1/3+1/6 =0
HD: 5 cách chọn ba trong bảy số sau đây để khi cộng lại được tổng là 0 :
1) -1/2+1/3+1/6 = 0
2) -1/6 + 0 + 1/6 = 0
3) -1/3 + 0 + 1/3 = 0
4) -1/2 + 0 + 1/2 = 0
5) -1/6 + -1/3 + 1/2 = 0
Bài 6: Tính nhanh:
\(\frac{1}{2} + \frac{{-1}}{3} + \frac{1}{4} + \frac{{-1}}{5} + \frac{1}{6} + \frac{{-1}}{7} + \frac{1}{8} + \frac{1}{7}\)
Lời giải:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{2} + \frac{{-1}}{3} + \frac{1}{4} + \frac{{-1}}{5} + \frac{1}{6} + \frac{{-1}}{7} + \frac{1}{8} + \frac{1}{7}\\ = \left( {\frac{1}{2} + \frac{{-1}}{2}} \right) + \left( {\frac{{-1}}{3} + \frac{1}{3}} \right) + \left( {\frac{1}{4} + \frac{{-1}}{4}} \right)\\ = 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + \frac{1}{8} = \frac{1}{8}\end{array}\)
Bài 7: Vòi nước A chảy vào một bể không có nước trong 4 giờ thì đầy. Vòi nước B chảy đầy bể ấy trong 5 giờ. Hỏi:
a. Trong 1 giờ, mỗi vòi chảy được lượng nước bằng mấy phần bể?
b. Trong 1 giờ, cả hai vòi chảy được lượng nước bằng mấy phần bể?
Lời giải:
Trong 1 giờ, vòi A chảy được: 1 : 4 = 1/4 bể
Trong 1 giờ, vòi B chảy được: 1 : 5 = 1/5 bể
Trong 1 giờ, cả hai vòi chảy được:
\(\frac{1}{4} + \frac{1}{5} = \frac{5}{{20}} + \frac{4}{{20}} = \frac{9}{{20}}\) bể
Bài 8: Ba người cùng làm một công việc. Nếu làm riêng, người thứ nhất phải mất 4 giờ, người thứ hai 3 giờ, người thứ ba 6 giờ. Hỏi nếu làm chung thì mỗi giờ cả ba người làm được mấy phần công việc?
Lời giải:
Trong 1 giờ người thứ nhất làm được 1:4 = 1/4 (công việc)
Trong 1 giờ người thứ hai làm được 1:3 = 1/3 (công việc)
Trong 1 giờ người thứ ba làm được 1:6 = 1/6 (công việc)
Trong 1 giờ cả ba người làm được là:
\(\frac{1}{4} + \frac{1}{3} + \frac{1}{6} = \frac{3}{{12}} + \frac{4}{{12}} + \frac{2}{{12}} = \frac{9}{{12}} = \frac{3}{4}\) (công việc)
Bài 9: Tính nhanh
\(\begin{array}{l}{\rm{A}} = \frac{5}{{13}} + \frac{{-5}}{7} + \frac{{-20}}{{41}} + \frac{8}{{13}} + \frac{{-21}}{{41}}\\B = \frac{{-5}}{9} + \frac{8}{{15}} + \frac{{-2}}{{11}} + \frac{4}{{-9}} + \frac{7}{{15}}\end{array}\)
Giải:
\(\begin{array}{*{20}{c}}{}&{{\rm{A}} = \frac{5}{{13}} + \frac{{-5}}{7} + \frac{{-20}}{{41}} + \frac{8}{{13}} + \frac{{-21}}{{41}}}\\{}&{ = \left( {\frac{5}{{13}} + \frac{8}{{13}}} \right) + \left( {\frac{{-20}}{{41}} + \frac{{-21}}{{41}}} \right) + \frac{{-5}}{7}}\\{}&{ = 1 + \left( {-1} \right) + \frac{{-5}}{7} = \frac{{-5}}{7}}\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{}&{B = \frac{{-5}}{9} + \frac{8}{{15}} + \frac{{-2}}{{11}} + \frac{4}{{-9}} + \frac{7}{{15}}}\\{}&{ = \left( {\frac{{-5}}{9} + \frac{{-4}}{9}} \right) + \left( {\frac{8}{{15}} + \frac{7}{{15}}} \right) + \frac{{-2}}{{11}}}\\{}&{ = -1 + 1 + \frac{{-2}}{{11}} = \frac{{-2}}{{11}}}\end{array}\)
Bài 10: \(\frac{{-8}}{{15}}\) có thể viết được dưới dạng tổng của 3 phân số có tử bằng -1 và mẫu khác nhau.
Chẳng hạn: \(\frac{{-8}}{{15}} = \frac{{-16}}{{30}} = \frac{{\left( {-10} \right) + \left( {-5} \right) + \left( {-1} \right)}}{{30}} = \frac{{-1}}{3} + \frac{{-1}}{6} + \frac{{-1}}{{30}}\)
Em có thể tìm được một cách viết khác hay không?
Giải:
\(\begin{array}{l}\frac{{-8}}{{15}} = \frac{{-48}}{{90}} = \frac{{-15 + (--30) + (-3)}}{{90}}\\ = \frac{{-15}}{{90}} + \frac{{-30}}{{90}} + \frac{{-3}}{{90}} = \frac{{-1}}{6} + \frac{{-1}}{3} + \frac{{-1}}{{30}}\end{array}\)
Bài 11: Cho \(S = \frac{1}{{11}} + \frac{1}{{12}} + \frac{1}{{13}} + \frac{1}{{14}} + \frac{1}{{15}} + \frac{1}{{16}} + \frac{1}{{17}} + \frac{1}{{18}} + \frac{1}{{19}} + \frac{1}{{20}}\)
So sánh S và ½.
Giải:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{{11}} > \frac{1}{{20}};\frac{1}{{12}} > \frac{1}{{20}}; \ldots ..\frac{1}{{19}} > \frac{1}{{20}};\\{\rm{S}} > \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{20}} = \frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\\ = > {\rm{S}} > \frac{1}{2}\end{array}\)
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025