Ôn tập dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

Cập nhật lúc: 16:06 25-10-2018 Mục tin: LỚP 6


Bài viết bao gồm một loạt các bài tập từ cơ bản đến nâng cao để các em luyện tập về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9

 ÔN TẬP DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 3, 5, 9

Bài 1:

Tìm số tự nhiên có bốn chữ số chia hết cho 5 và cho 27 biết rằng hai chữ số giữa của số đó là 97.

Bài 2:

Hai số tự nhiên a và 2a đều có tổng các chữ số bằng k. Chứng minh rằng a chia hết cho 9.

Bài 3:

Chứng minh rằng số gồm 27 chữ số 1 thì chia hết cho 27

Bài 4:

Tổng các số tự nhiên từ 1 đến 154 có chia hết cho 2 hay không ? Có chia hết cho 5 hay không ?

Bài 5.

Cho A = 119 + 118 + 117 + … + 11 + 1. Chứng minh rằng A chia hết cho 5

Bài 6:

Trong các số tự nhiên nhỏ hơn 1000, có bao nhiêu số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5.

Bài 7:

Tìm các số tự nhiên chia cho 4 thì dư 1, còn chia cho 25 thì dư 3.

Bài 8:

Tìm các số tự nhiên chia cho 8 thì dư 3, chia cho 125 thì dư 12.

Bài 9: Xét các tổng ( hiệu) sau có chia hết cho 3 không? Có chia hết cho 9 không?

 \(\begin{array}{*{20}{l}}{\rm{ }}\\{A = 24 + 36\;E = 124 - 48}\\{B = 120 - 48\;F = 2.3.4.5 + 75}\\{C = 72 - 45 + 99\;G = 255 + 120 + 15}\\{D = 723 - 123 + 100\;H = 143 + 98 + 12}\end{array}\)

Bài 10: Từ 4 chữ số 3; 4; 5; 0. Hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau thỏa mãn:

a) Chia hết cho 3

b) Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9

Bài 11: Điền chữ số thích hợp vào dấu * để được số \(M = \overline {58*} \) thỏa mãn điều kiện:

a) M chia hết cho 3

b) M chia hết cho 9

c) M chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

Bài 12: Tìm các số a, b để :

a) \(A = \overline {3ab} \) chia hết cho cả 2;3;5;9

b) \(B = \overline {a27b} \) chia hết cho cả 2;3;5;9

c) \(C = \overline {10a5b} \) chia hết cho 45

d) \(D = \overline {26a3b} \) chia hết cho 5 và 18.

Bài 13: Tìm các số a, b để :

a) \(A = \overline {4ab} \) chia hết cho cả 2;3;5;9

b) \(B = \overline {a36b} \) chia hết cho cả 2;3;5;9

c) \(C = \overline {20a4b} \) chia hết cho 45

d) \(D = \overline {15a5b} \) chia hết cho 5 và 18.

Bài 14: Tìm các chữ số a, b sao cho:

a) \(a - b = 5\) và \(\overline {a785b} \) chia hết cho 9.

b) \(b - a = 2\) và \(\overline {20ab} \) chia hết cho 9.

Bài 15: Tìm các số a, b để :
a) \(A = \overline {56a3b} \) chia hết cho 18
b) \(B = \overline {71a1b} \) chia hết cho 45
c) \(C = \overline {6a14b} \) chia hết cho 2;3;5;9
d) \(D = \overline {25a1b} \) chia hết cho 15 nhưng không chia hết cho 2.

Bài 16: Từ 2 đến 2020 có bao nhiêu số :

a) Chia hết cho 3

b) Chia hết cho 9

Bài 17 : Thay a, b trong số 2003ab bởi chữ số thích hợp để số này đồng thời chia hết cho 2, 5 và 9.
Phân tích : Tìm chữ số nào trước, muốn tìm chữ số ấy dựa vào dấu hiệu nào ?
b là chữ số tận cùng nên tìm b dựa vào dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Vậy tìm a sẽ dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9. Một số chia hết cho 2 và 5 khi số đó có tận cùng là 0. Từ đó ta có cách giải sau.
Giải : Số 2003ab đồng thời chia hết cho 2 và 5 nên b = 0. Thay b = 0 vào số 2003ab ta được 200a0. Số này chia hết cho 9 nên tổng các chữ số của nó chia hết cho 9. Vậy (2 +0 +0 +3 +0) chia hết cho 9 hay (5 +a) chia hết cho 9. Vì 5 chia cho 9 dư 5 nên a chỉ có thể là 4.
Ta biết rằng: A chia cho B dư r tức là :
A - r chia hết cho B (1)
A + (B - r) chia hết cho B (2)
Từ đó các bạn có thể giải quyết bài toán :
Bài 18 : Cho A = x459y. Hãy thay x, y bởi chữ số thích hợp để A chia cho 2 ; 5 và 9 đều dư 1.
Nhận xét : A chia cho 2 ; 5 và 9 đều dư 1 nên A - 1 đồng thời chia hết cho 2 ; 5 và 9. Vậy ta có thể giải bài toán dựa vào điều kiện (1) A - r chia hết cho B để giải.
Giải : Vì A chia cho 2 ; 5 và 9 đều dư 1 nên A - 1 chia hết cho 2 ; 5 và 9. Vậy chữ số tận cùng của A - 1 phải bằng 0, suy ra y = 1. Vì A - 1 chia hết cho 9 nên x + 4 + 5 + 9 + 0 chia hết cho 9 hay x + 18 chia hết cho 9. Do 18 chia hết cho 9 nên x chia hết cho 9, nhưng x là chữ số hàng cao nhất nên x khác 0. Từ đó x chỉ có thể bằng 9. Thay x = 9 ; y = 1 vào A ta được số 94591.
ở bài toán trên A chia cho các số có cùng số dư. Bây giờ ta xét :
Bài 19 : Tìm số tự nhiên bé nhất chia cho 2 dư 1, chia cho 3 dư 2 ; chia cho 4 dư 3 và chia cho 5 dư 4.
Tuy các số dư khác nhau nhưng : 2 - 1 = 1 ; 3 - 2 = 1 ; 4 - 3 = 1 ; 5 - 4 = 1. Như vậy ta có thể sử dụng điều kiện (2) A + (B - r) chia hết cho B để giải bài toán này.
Giải : Gọi số cần tìm là A. Vì A chia cho 2 dư 1 và A chia cho 5 dư 4 nên A + 1 đồng thời chia hết cho 2 và 5. Vậy chữ số tận cùng của A + 1 là 0. Hiển nhiên A +1 không thể có 1 chữ số. Nếu A + 1 có 2 chữ số thì có dạng x0. Vì x0 chia hết cho 3 nên x chỉ có thể là 3 ; 6 ; 9 ta có số 30 ; 60 ; 90. Trong 3 số đó chỉ có 60 là chia hết cho 4.
Vậy A +1 = 60
A = 60 - 1
A = 59
Do đó số cần tìm là 59.
Bài viết này mới chỉ đề cập tới một phương pháp để vận dụng tiêu chuẩn chia hết cho các số.
Bài 20 : Tìm số tự nhiên nhỏ nhất khác 1 sao cho khi chia cho 2 ; 3 ; 4 ; 5 và 7 đều dư 1.
Bài 21 : Cho số a765b ; tìm a ; b để khi thay vào số đã cho ta được số có 5 chữ số chia cho 2 dư 1 ; chia cho 5 dư 3 và chia cho 9 dư 7.
Bài 22 : Hãy viết thêm 3 chữ số vào bên phải số 567 để được số lẻ có 6 chữ số khác nhau, khi chia số đó cho 5 và 9 đều dư 1.
Bài 23 : Tìm số có 4 chữ số chia hết cho 2 ; 3 và 5, biết rằng khi đổi chõ các chữ số hàng đơn vị với hàng trăm hoặc hàng chục với hàng nghìn thì số đó không thay đổi.

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025