Cập nhật lúc: 01:45 09-11-2018 Mục tin: LỚP 6
Xem thêm: Chuyên đề: Đoạn thẳng
ÔN TẬP CHƯƠNG I – ĐOẠN THẲNG – PHẦN II
Bài toán 1 : Trên cùng tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho A nằm giữa O và B, biết OA = 5cm, AB = 8cm. Tính độ dài đoạn thẳng OB.
Bài toán 2 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = 7cm, OB = 9cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Bài toán 3 : Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự sao cho AB = 10cm, AC = 15cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.
Bài toán 4 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A thuộc Ox và B thuộc Oy sao cho OA = 5cm, AB = 10cm. Tính độ dài đoạn thẳng OB.
Bài toán 5 : Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm M thuộc Ox và N thuộc Oy sao cho MN = 14cm, ON = 10cm. Tính độ dài đoạn thẳng OM.
Bài toán 6 : Trên cùng tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 8cm, OB = 16cm.
a) Trong bai điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Tính độ dài đoạn thẳng AB.
Bài toán 7 : Trên cùng tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 10cm, AC = 20cm.
a) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Tính độ dài đoan thẳng BC.
Bài toán 8 : Lấy hai điểm M và N trên tia Ox sao cho OM = 6cm và ON = 12cm.
a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Tính độ dài đoạn thẳng MN và cho nhận xét.
Bài toán 9 : Trên cùng tia Bx lấy hai điểm E và F sao cho BE = 9cm, BF = 18cm.
a) Trong ba điểm B, E, F điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Tính độ dài đoạn thẳng EF và cho nhận xét.
Bài toán 10 : Lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự trên đường thẳng xy sao cho AC = 22cm và BC = 11cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB và cho nhận xét.
Bài toán 11:
Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia đối của tia Ox lấy điểm B sao cho OA = OB = 3 cm.Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 1 cm. Trên tia BA lấy điểm N sao cho BN = 1 cm. Chứng tỏ rằng O là trung điểm chung của 2 đoạn thẳng AB và MN.
Bài toán 12: Một tam giác ABC có diện tích 30cm2. Một tam giác MNP được tạo bằng cách kéo dài các cạnh bên AB , AC , CB sao cho A , B , C lần lượt là trung điểm của các cạnh MB , PC và NA như hình vẽ dưới đây. Tính diện tích của tam giác MNP.
Bài toán 13.
Một tam giác được chia thành 4 phần bởi hai đường thẳng như hình vẽ. Diện tích của 3 phần có hình tam giác lần lượt là 3, 7 và 7 (đơn vị diện tích). Hỏi diện tích của phần thứ tư là bao nhiêu?
Bài toán 14.
Cho hình vẽ, với hình vuông ABCD cạnh 20cm và M, N lần lượt là trung điểm của BC, CD. Tính diện tích phần tô màu AOND.
Bài toán 15.
Cho hình lục giác đều ABCDEF. G, H, I, J, K và L lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DE, EF và FA. Biết rằng diện tích của ABCDEF là 100cm2 và diện tích của GHIJKL là xcm2 , tìm giá trị của x?
Bài toán 16.
Cho hình bình hành ABCD. Gọi P là điểm chính giữa của BC; Q là điểm chính giữa của DC; I là điểm thuộc đoạn DC sao cho DC = 4IC. Hai đoạn thẳng PQ và BI cắt nhau tại O. Tính diện tích tam giác APQ khi biết diện tích tam giác OPI bằng 3cm2.
Bài toán 17.:
Trong tam giác vuông ACD, diện tić h của hìn h tô đậm bằng 10cm2 như trên hiǹ h vẽ.
AD = 5 cm, AB = BC, DE = EC. Tìm độ dài đoạn AB.
Bài toán 18:
Trên tia Ox cho 4 điểm A, B, C, D. Biết rằng A nằm giữa B và C; B nằm giữa C và D ; OA = 5cm; OD = 2 cm ; BC = 4 cm và độ dài AC gấp đôi độ dài BD. Tìm độ dài các đoạn BD; AC.
Bài toán 19:
Trên đoạn thẳng AB lấy 2006 điểm khác nhau đặt tên theo thứ từ từ A đến B là AA; 1; A2; A3; …; A2004 ;B. Từ điểm M không nằm trên đoạn thẳng AB ta nối M với các điểm AA; 1; A2; A3; …; A2004 ;B. Tính số tam giác tạo thành.
Bài toán 20: Cho n điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng . Cứ qua hai điểm ta vẽ 1 đường thẳng. Biết rằng có tất cả 105 đường thẳng. Tính n?
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025