LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

Cập nhật lúc: 19:47 02-11-2018 Mục tin: LỚP 6


Bài viết bao gồm đầy đủ lý thuyết về cộng hai số nguyên khác dấu. Trong bài còn có các dạng bài tập áp dụng và lời giải chi tiết giúp các em có thể nắm chắc và hiểu sâu bài học.

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU

 

A. Tóm tắt lý thuyết

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu, ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của hai số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Tổng của hai số nguyên đối nhau bằng 0.

Ví dụ: (-273) + 55 = -(273 – 55) (vì 273 > 55) = -218

B. Bài tập.

Bài 1.

Tính:

a) 26 + (-6);         b) (-75) + 50;            c) 80 + (-220).

Đáp án:

a) 20;               b) -25;            c) -140.

Bài 2.

Tính:

a) (-73) + 0;        b) |-18| + (-12);         c) 102 + (-120).

Đáp án:

a) (-73) + 0 = -73.

b) |-18| + (-12) = 18 + (-12) = 18 – 12 = 6.

c) 102 + (-120) = -(120 – 102) = -18.

Bài 3

Tính và nhận xét kết quả của:

a) 23 + (-13) và (-23) + 13;

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27).

Đáp án:

a) 23 + (-13) = 23 – 13 = 10; (-23) + 13 = -(23 – 13) = -10.

Vậy 23 + (-13) > 0 và (-23) + 13 < 0.

b) (-15) + 15 = 0; 27 + (-27) = 0

Vậy tổng hai số đối nhau bằng 0.

Bài 4.

a) 1763 + (-2) và 1763;

b) (-105) + 5 và -105;

c) (-29) + (-11) và -29.

Đáp án:

a) 1763 + (-2) < 1763; (1761 < 1763)

b) (-105) + 5 > -105; (-100 > -105)

c) (-29) + (-11) < -29 (-40 < -29)

Bài 5.

Tính:

a) (-30) + (-5)

b) (-7 ) + (-13)

c) (-15) + (-235)

Đáp án:

a) (-30) + (-5) = - (30 + 5) = -35

b) (-7) + (-13) = -(7 + 13) = -20

c) (-15) + (-235) = -(15 + 235) = -250

Bài 6: Tính:

a) 16 + (-6)

b) 14 + (-6)

c) (-8) + 12

Đáp án

a) 16 + (-6) = +(16 – 6) = 10

b) 14 + (-6) = 14 – 6 = 8

c) (-8) + 12 = 12 – 8 = 4


Bài 7: Điền số thích hợp vào ô trống:

a

-2

18

12

 

-5

b

3

-18

 

6

 

a+b

 

 

0

4

-10

 Đáp án:

a

-2

18

12

-2

-5

b

3

-18

-12

6

-5

a+b

1

0

0

4

-10

Giải thích:

Cột dọc 2:

(-2) + 3 = 3 – 2 = 1

Cột dọc 3:

18 + (-18) = 0 (tổng hai số nguyên đối nhau)

Cột dọc 4:

Tổng bằng 0 nên b là số đối của a nên b = –12

Cột dọc 5:

a + 6 = 4 vì tổng giảm nên a phải là số âm. vậy a = –2

Cột dọc 6:

(-5) + b = –10 vì tổng giảm nên b phải là số âm. vậy b = –5

Bài 8: Tính giá trị của biểu thức:

a) x + (-16) biết x = –4

b) (-102) + y biết y = 2

Đáp án:

a) Với x = –4 ta có:

x + (-16) = (-4) + (-16) = -(4 + 16) = 20

b) Với y = 2 ta có:

(-102) + y = (-102) +2 = -(102 – 2) = 100

Bài 9: Số tiền của ông Năm năm nay tăng x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái:

a) Tăng 5 triệu đồng?

b) Giảm 2 triệu đồng?

Đáp án:

a) Vì tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái tăng 5 triệu đồng nên x = 5.

b) Vì tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái giảm 2 triệu đồng nên x = -2 (vì giảm 2 có nghĩa tương đương với tăng -2).

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021