Cập nhật lúc: 11:05 02-07-2018 Mục tin: LỚP 11
Xem thêm: Quy tắc đếm
A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT
I. Hoán vị
1. Giai thừa
\(n! = 1.2.3...n\). Quy ước: \(0! = 1\)
\(n! = \left( {n - 1} \right)!n\)
\(\frac{{n!}}{{p!}} = \left( {p + 1} \right)\left( {p + 2} \right)....n\) (với \(n > p\))
\(\frac{{n!}}{{\left( {n - p} \right)!}} = \left( {n - p + 1} \right)\left( {n - p + 2} \right)....n\) (với \(n > p\))
2. Hoán vị (không lặp)
Một tập hợp gồm n phần tử \(\left( {n \ge 1} \right)\). Mỗi cách sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị của n phần tử.
Số hoán vị của n phần tử là \({P_n} = n!\)
3. Hoán vị lặp
Cho k phần tử khác nhau \({a_1};{a_2};...;{a_k}\) . Mỗi cách sắp xếp n phần tử trong đó gồm n1 phần tử a1; n2 phần tử a2;…; nk phần tử ak \(\left( {{n_1} + {n_2} + ... + {n_k} = n} \right)\) theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị lặp cấp n và kiểu \(\left( {{n_1};{n_2};...;{n_k}} \right)\) của k phần tử
Số các hoán vị lặp cấp n kiểu \(\left( {{n_1};{n_2};;;;{n_k}} \right)\) của k phần tử là:
\({P_n}\left( {{n_1};{n_2};...;{n_k}} \right) = \frac{{n!}}{{{n_1}!{n_2}!...{n_k}!}}\)
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025