Bài tập tổng hợp rút gọn phân số

Cập nhật lúc: 12:06 21-11-2018 Mục tin: LỚP 6


Đây là bài viết tổng hợp các bài toán về phần kiến thức rút gọn phân số. Trong này bao gồm rất nhiều bài tập lẻ, trải dài đủ các dạng bài tập như rút gọn phân số, đưa phân số về dạng tối giản, tìm các cặp phân số bằng nhau, tìm số nguyên...Ở phần cuối bài viết là đáp số mẫu để các em tham khảo sau khi làm xong

BÀI TẬP TỔNG HỢP RÚT GỌN PHÂN SỐ

Bài 1. Rút gọn các phân số sau:

Rút gọn các phân số sau:

\(\begin{align}
& a)\frac{12}{24}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& b)\frac{-24}{45}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& c)\frac{35}{-75} \\
& d)\frac{5}{20}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& e)\frac{48}{54}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& g)\frac{30}{55} \\
& h)\frac{-24}{36} \\
\end{align}\)

Bài 2.

Rút gọn các phân số sau:

\(\begin{align}
& a)\frac{-18}{24} \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& b)\frac{3}{36}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& c)\frac{-32}{70} \\
& d)\frac{-24}{40}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& e)\frac{15}{35}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& g)\frac{132}{144} \\
& h)\frac{-27}{90} \\
\end{align}\)

Bài 3.

Rút gọn các phân số sau:

\(\begin{align}
& a)\frac{56}{720}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& b)\frac{45}{75}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& c)\frac{-360}{300} \\
& d)\frac{-126}{270}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& e)\frac{42}{1050}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& g)\frac{-378}{440} \\
\end{align}\)

Bài 4.

Rút gọn các phân số sau:

\(\begin{align}
& a)\frac{{{2}^{2}}}{{{2}^{4}}}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& b)\frac{{{3}^{5}}}{{{3}^{4}}}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  \,  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& c)\frac{{{4}^{7}}}{{{4}^{10}}} \\
& d)\frac{{{5}^{11}}}{{{5}^{8}}}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& e)\frac{{{6}^{2}}}{{{4}^{2}}} \\
\end{align}\)

Bài 5.

Rút gọn những phân số chưa tối giản trong các phân số sau:

\(\begin{align}
& a)\frac{7}{6}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& b)\frac{15}{13}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& c)\frac{-36}{27} \\
& d)\frac{-63}{36}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& e)\frac{18}{21}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& g)\frac{106}{101} \\
\end{align}\)

Bài 6.

Đưa các phân số sau về dạng tối giản:

\(\begin{align}
& a)\frac{-22}{36}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& b)\frac{-51}{34}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& c)\frac{147}{234} \\
& d)\frac{105}{75}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& e)\frac{161}{77}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& g)\frac{-143}{363} \\
\end{align}\)

Bài 7.

Rút gọn:

\(\begin{align}
& a)\frac{765}{900}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& b)\frac{{{3}^{5}}{{.2}^{4}}}{8.36} \ \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\, 
& c)\frac{84.45}{49.54} \\
\end{align}\)

Bài 8.

Rút gọn:

\(\begin{align}
& a)\frac{4.7.22}{33.14}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& b)\frac{9.6-9.2}{18}  \, \, \, \, \,\,\,\,\,\,\,  
& c)\frac{13.2-13.3}{1-14}  
\end{align}\)

Bài 9.

Viết các số đo thời gian sau đây với đơn vị là giờ:

a) 18 phút                 b) 45 phút                     c) 80 phút

Bài 10.

Cho tập hợp A = { -2 ; 0 ; 7 } . Viết tập hợp B cá phân số m/n mà m, n ∈ A. ( Nếu có hai phân số bằng nhau thì chỉ cần viết một phân số)

Bài 11.

Tìm các cặp phân số bằng nhau trong các phân số sau đây:

\[\frac{-12}{17};\frac{35}{27};\frac{60}{-85};\frac{-77}{56};\frac{245}{189};\frac{-11}{8}\]

Bài 12.

Trong các phân số sau đây, tìm các cặp phân số không bằng phân số nào trong các phân số còn lại.

\(\begin{align}
& a)\frac{5}{30};\frac{1}{6};\frac{4}{24};\frac{10}{60};\frac{2}{12};\frac{3}{18};\frac{5}{3} \\
& b)\frac{-24}{36};\frac{-6}{9};\frac{-10}{15};\frac{-14}{21};\frac{-12}{18};\frac{-3}{2};\frac{-8}{12} \\
\end{align}\)

Bài 13.

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

-1/2 = …/18 ; -2/3 = …/18 ; -5/6 = …/18 ; -8/9 =…/18.

Bài 14.

Tìm các số nguyên x và y biết: 7/x = y/27 = -42/54.

Bài 15.

Viết tất cả các phân số bằng 20/48 mà tử và mẫu là các số tự nhiên có hai chữ số.

Bài 16.

Viết tất cả các phân số bằng 65/85 mà tử và mẫu là các số tự nhiên có ba chữ số.

Bài 17.

Trong các phân số sau đây, phân số nào là phân số tối giản : -16/25 ; 30/84 ; 91/112 ; -27/-25 ‘ -182/385?

Bài 18.

Viết dạng tổng quát của các phân số bằng 42/119.

Bài 19.

Chứng tỏ rằng mọi phân số có dạng n+1/2n+3  (n ∈ N) đều là phân số tối giản.

Bài 20.

Chứng tỏ rằng mọi phân số có dạng 2n+3/3n+5 (n ∈ N) đều là phân số tối giản.

LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP SỐ:

Bài 1

a) 1/2          b) -8/15       c) 7/-15 = -7/15            d) 1/4         e) 8/9          g) 6/11

Bài 2

a) -3/4         b) 1/12          c) -16/35         d) -3/5        e) 3/7         g) 11/12

Bài 3

a) 7/90           b) 9/15          c) -6/5         d) -7/15         e) 1/25        g) -189/220

Bài 4

a) 1/2              b) 3                 c) 1/64          d) 125           e) 9/4

Bài 5

a) 7/6          b) 155.9.20/13            c) -4/3                   d) -7/4         e) 6/7            g) 106/111.

Bài 6

a) -11/18           b) -3/2          c) 49/78               d) 7/5           e) 23/11           g) -13/33

Bài 7

\(\begin{align}
& a)\frac{765}{900}=\frac{5.9.17}{5.9.20}=\frac{17}{20} \\
& b)\frac{{{3}^{5}}{{.2}^{4}}}{{{8.3}^{6}}}=\frac{{{3}^{5}}{{.2}^{4}}}{{{2}^{3}}{{.3}^{6}}}=\frac{2}{3} \\
& c)\frac{84.45}{49.54}=\frac{7.12.5.9}{7.7.6.9}=\frac{7.6.2.5.9}{7.7.6.9}=\frac{10}{7} \\
\end{align}\)

Bài 8

\(\begin{align}
& a)\frac{4.7.22}{33.14}=\frac{4.7.2.11}{3.11.7.2}=\frac{4}{3} \\
& b)\frac{9.6-9.2}{18}=\frac{9.(6-2)}{9.2}=\frac{4}{2}=2. \\
& c)\frac{13.2-13.3}{1-14}=\frac{13.(2-3)}{-13}=1. \\
\end{align}\)

Bài 9

a) 3/10 h          b) 3/4 h              c) 4/3 h

Bài 10

B = { -2/7; 0/-2 (hoặc 0/7 ) ; -2/-2 (hoặc 7/7 ) ; 7/-2}

Bài 11

\(\begin{align}
& \frac{-12}{17}=\frac{60}{-85} \\
& \frac{35}{27}=\frac{245}{189} \\
& \frac{-77}{56}=\frac{-11}{8} \\
\end{align}\)

Bài 12

a) Phân số phải tìm là 5/3.

b) Phân số phải tìm là -3/2.

Bài 13

-1/2 = -9/18 ; -2/3 = -12/18 ; -5/6 = -15/18 ; -8/9 =-16/18.

Bài 14

Đs: x = -9 ; y = -21.

Bài 15

20/48 = (20:4)/(48:4) = 5/12 . Nhân cả tử và mẫu của phân số 5/12 lần lượt với 2, 3, 4 , 5, 6, 7, 8 ta được tất cả các phân số phải tìm.

Bài 16

65/85 = (65:5)/(85:5) = 13/17. Nhân cả tử và mẫu của phân số 13/17 lần lượt với 8, 9, 10 … , 57, 58 ta được tất cả các phân số phải tìm.

Bài 17

Có 2 phân số tối giản là : -16/25 và -27/125.

Bài 18

42/119 = (42:7)/(119:7) = 6/17. Dạng tổng quát : 6k/17k ( k ∈ Z, k ≠ 0).

Bài 19

Gọi d là ước chung của n+1 và 2n+3 ( d∈ N). Ta có: (n+1) chia hết cho d và (2n+3) chia hết cho d và (2n+3) chia hết cho d, suy ra : [(2n+3)-2(n+1)] chia hết cho d hay 1 chia hết cho d. Suy ra d = 1. Các phân số dạng (n+1)/(2n+3) tối giản.

Bài 20

Gọi d là ước chung của (2n+3) và 3n+5 (d∈ N) . Ta có: (2n+3 ) chia hết cho d và (3n+5) chia hết cho d, suy ra : [(2n+3)-2(n+1)] chia hết cho d , suy ra : [2(3n+5)-3(2n+3)] chia hết cho d hay 1 chia hết cho d. Do đó d = 1 và các phân số dạng (2n+3)/(3n+5) (n∈ N) là tối giản.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021