Lý thuyết hàm số lượng giác

Cập nhật lúc: 11:55 04-08-2017 Mục tin: LỚP 11


Tổng hợp toàn bộ lý thuyết về hàm số như TXĐ, TGT, chu kì, tính tuần hoàn, tính chẵn lẻ của các hàm số lượng giác, tính đối xứng của đồ thị hàm số lượng giác...

LÝ THUYẾT HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC

1. Hàm tuần hoàn

       Hàm số f(x) xác định trên tập hợp D gọi là tuần hoàn nếu tồn tại một số dương T sao cho với mọi \(\tiny $$x \in D$$\) ta có:

\(x - T \in D\) và \(x + T \in D\)  (1)

\(f\left( {x + T} \right) = f\left( x \right)\,\,\left( 2 \right)\)

      Số nhỏ nhất (nếu có) trong các số T có các tính chất trên gọi là chu kỳ cơ sở của hàm số tuần hoàn f(x).

Chú ý: (Các dấu hiệu để nhận biết hàm số f(x) không phải là hàm tuần hoàn)

Hàm số f(x) không phai là hàm tuần hoàn khi một trong các điều kiện sau bị vi phạm.

1. Tập xác định của hàm số là tập hữu hạn

2. Tồn tại số a sao cho hàm số không xác định với x > a hoặc x < a

3. Phương trình f(x) = k có nghiệm nhưng số nghiệm hữu hạn.

4. Phương trình f(x) = k có vô số nghiệm sắp thứ tự \(...{x_n} < {x_{n + 1}} < ...\) mà \(\left| {{x_n} - {x_{n + 1}}} \right| \to 0\) hay \(\infty \).

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025