Chuyên đề: Phân tích đa thức thành nhân tử

Cập nhật lúc: 10:02 03-09-2018 Mục tin: LỚP 8


Bài viết này đưa ra các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử: đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, thêm bớt, hệ số bất định,... và các bài toán tổng hợp cho HS luyện tập. Nguồn: ST

CHUYÊN ĐỀ

CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ

I.  CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN

1. Phương pháp đặt nhân tử chung

–   Tìm nhân tử chung là những đơn, đa thức có mặt trong tất cả các hạng tử.

–   Phân tích mỗi hạng tử thành tích của nhân tử chung và một nhân tử khác.

Viết nhân tử chung ra ngoài dấu ngoặc, viết các nhân tử còn lại của mỗi hạng tử vào trong dấu ngoặc (kể cả dấu của chúng).

Ví dụ 1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.

28a2b2 - 21ab2 + 14a2b = 7ab(4ab - 3b + 2a)

2x(y – z) + 5y(z –y ) = 2(y - z) – 5y(y - z) = (y – z)(2 - 5y)

xm + xm + 3 = xm (x3 + 1) = xm( x+ 1)(x2 – x + 1)

2. Phương pháp dùng hằng đẳng thức

-       Dùng các hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử.

-       Cần chú ý đến việc vận dụng hằng đẳng thức.

Ví dụ 2. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.

9x2 – 4 = (3x)2 – 22 = ( 3x– 2)(3x + 2)

8 – 27a3b6 = 23 – (3ab2)3 = (2 – 3ab2)( 4 + 6ab2  + 9a2b4)

25x4 – 10x2y + y2 = (5x2 – y)2

3. Phương pháp nhóm nhiều hạng tử

–   Kết hợp các hạng tử thích hợp thành từng nhóm.

–   Áp dụng liên tiếp các phương pháp đặt nhân tử chung hoặc dùng hằng đẳng thức.

Ví dụ 3. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

              2x3 – 3x2 + 2x – 3 = ( 2x3 + 2x) – (3x2 + 3) = 2x(x2 + 1) – 3( x2 + 1)

                                 = ( x2 + 1)( 2x – 3)

x2  – 2xy + y2 – 16 = (x – y)2 - 42 = ( x – y – 4)( x –y + 4)

4. Phối hợp nhiều phương pháp

-       Chọn các phương pháp theo thứ tự ưu tiên.

-       Đặt nhân tử chung.

-       Dùng hằng đẳng thức.

-       Nhóm nhiều hạng tử.

Ví dụ 4. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

               3xy2 – 12xy + 12x = 3x(y2 – 4y + 4) = 3x(y – 2)2

 3x3y – 6x2y – 3xy3  – 6axy2 – 3a2xy + 3xy =

              = 3xy(x2 – 2y – y2 – 2ay – a2 + 1)

              = 3xy[( x2 – 2x + 1) – (y2 + 2ay + a2)]

              = 3xy[(x – 1)2 – (y + a)2]

              = 3xy[(x – 1) – (y + a)][(x – 1) + (y + a)]

              = 3xy( x –1 – y – a)(x – 1 + y + a)

 

II.  PHƯƠNG PHÁP TÁCH MỘT HẠNG TỬ THÀNH NHIỀU HẠNG TỬ

  1. 1.     Đối với đa thức bậc hai (f(x) = ax2 + bx + c)

a)    Cách 1 (tách hạng tử bậc nhất bx):

Bước 1: Tìm tích ac, rồi phân tích ac ra tích của hai thừa số nguyên bằng mọi cách.

a.c = a1.c1 = a2.c2 = a3.c3 = … = ai.ci = …

Bước 2: Chọn hai thừa số có tổng bằng b, chẳng hạn chọn tích a.c = ai.ci với b = ai + ci

Bước 3: Tách bx = aix + cix. Từ đó nhóm hai số hạng thích hợp để phân tích tiếp.

Ví dụ 5. Phân tích đa thức f(x) = 3x2 + 8x + 4 thành nhân tử.

Hướng dẫn

-       Phân tích ac = 12 = 3.4 = (–3).(–4) = 2.6 = (–2).(–6) = 1.12 = (–1).(–12)

-       Tích của hai thừa số có tổng bằng b = 8 là tích a.c = 2.6 (a.c = ai.ci).

-       Tách 8x = 2x + 6x (bx = aix + cix)

Lời giải

      3x2 + 8x + 4 = 3x2 + 2x + 6x + 4 = (3x2 + 2x) + (6x + 4)= x(3x + 2) + 2(3x + 2)

                        = (x + 2)(3x +2)

b)    Cách 2 (tách hạng tử bậc hai ax2)

-       Làm xuất hiện hiệu hai bình phương :

f(x) = (4x2 + 8x + 4) – x2 = (2x + 2)2 – x2 = (2x + 2 – x)(2x + 2 + x)

   = (x + 2)(3x + 2)

-       Tách thành 4 số hạng rồi nhóm :

f(x) = 4x2 – x2 + 8x + 4 = (4x2 + 8x) – ( x2 – 4) = 4x(x + 2) – (x – 2)(x + 2)

          = (x + 2)(3x + 2)

   f(x) = (12x2 + 8x) – (9x2 – 4) = … = (x + 2)(3x + 2)

c)     Cách 3 (tách hạng tử tự do c)

-       Tách thành 4 số hạng rồi nhóm thành hai nhóm:

   f(x) = 3x2 + 8x + 16 – 12 = (3x2 – 12) + (8x + 16) = … = (x + 2)(3x + 2)

d)    Cách 4 (tách 2 số hạng, 3 số hạng)

        f(x) = (3x2 + 12x + 12) – (4x + 8) = 3(x + 2)2 – 4(x + 2) = (x + 2)(3x – 2)

        f(x) = (x2 + 4x + 4) + (2x2 + 4x) = … = (x + 2)(3x + 2)

e)     Cách 5 (nhẩm nghiệm): Xem phần 2.

Chú ý : Nếu f(x) = ax2 + bx + c có dạng A2 ± 2AB + c thì ta tách như sau :

                 f(x) = A2 ± 2AB + B2 – B2 + c = (A ± B)2 – (B2 – c)

Ví dụ 6. Phân tích đa thức f(x) = 4x2 - 4x - 3 thành nhân tử.

Hướng dẫn

Ta thấy 4x2 - 4x = (2x)2 - 2.2x. Từ đó ta cần thêm và bớt 12 = 1 để xuất hiện hằng đẳng thức.

Lời giải

f(x) = (4x2 – 4x + 1) – 4 = (2x – 1)2 – 22 = (2x – 3)(2x + 1)

Ví dụ 7. Phân tích đa thức f(x) = 9x2 + 12x – 5 thành nhân tử.

Lời giải

Cách 1 : f(x) = 9x2 – 3x + 15x – 5 = (9x2 – 3x) + (15x – 5) = 3x(3x –1) + 5(3x – 1)

               = (3x – 1)(3x + 5)

    Cách 2 : f(x) = (9x2 + 12x + 4) – 9 = (3x + 2)2 – 32 = (3x – 1)(3x + 5)

  1. 2.     Đối với đa thức bậc từ 3 trở lên

   Trước hết, ta chú ý đến một định lí quan trọng sau :

        Định lí : Nếu f(x) có nghiệm x = a thì f(a) = 0. Khi đó, f(x) có một nhân tử là x – a và f(x) có thể viết dưới dạng f(x) = (x – a).q(x)

        Lúc đó tách các số hạng của f(x) thành các nhóm, mỗi nhóm đều chứa nhân tử là        x – a. Cũng cần lưu ý rằng, nghiệm nguyên của đa thức, nếu có, phải là một ước của hệ số tự do.

        Thật vậy, giả sử đa thức  nguyên, có nghiệm nguyên x = a. Thế thì :

        , trong đó  là các số nguyên. Hạng tử bậc thấp nhất ở vế phải là – ab0, hạng tử bậc thấp nhất ở vế trái là a0. Do đó – ab0 = a0, suy ra a là ước của a0.

        Ví dụ 8. Phân tích đa thức f(x) = x3 + x2 + 4 thành nhân tử.

Lời giải

        Lần lượt kiểm tra với x = ± 1, ± 2,  4, ta thấy f(–2) = (–2)3 + (–2)2 + 4 = 0. Đa thức f(x) có một nghiệm x = –2, do đó nó chứa một nhân tử là x + 2. Từ đó, ta tách như sau

Cách 1 : f(x) = x3 + 2x2 – x2 + 4 = (x3 + 2x2) – (x2 – 4) = x2(x + 2) – (x – 2)(x + 2)

                   = (x + 2)(x2 – x + 2).

Cách 2 : f(x) = (x3 + 8) + (x2 – 4) = (x + 2)(x2 – 2x + 4) + (x – 2)(x + 2)

                   = (x + 2)(x2 – x + 2).

Cách 3 : f(x) = (x3 + 4x2 + 4x) – (3x2 + 6x) + (2x + 4)

                 = x(x + 2)2 – 3x(x + 2) + 2(x + 2) = (x + 2)(x2 – x + 2).

Cách 4 : f(x) = (x3 – x2 + 2x) + (2x2 – 2x + 4) = x(x2 – x + 2) + 2(x2 – x + 2)

                   = (x + 2)(x2 – x + 2).

        Từ định lí trên, ta có các hệ quả sau :

Hệ quả 1. Nếu f(x) có  tổng các hệ số bằng 0 thì f(x) có một nghiệm là x = 1. Từ đó f(x) có một nhân tử là x – 1.

Chẳng hạn, đa thức x3 – 5x2 + 8x – 4 có 1 + (–5) + 8 + (–4) = 0 nên x = 1 là một nghiệm của đa thức. Đa thức có một nhân tử là x – 1. Ta phân tích như sau :

f(x) = (x3 – x2) – (4x2 – 4x) + (4x – 4) = x2(x – 1) – 4x(x – 1) + 4(x – 1)

     = (x – 1)( x – 2)2

Hệ quả 2. Nếu f(x) có tổng các hệ số của các luỹ thừa bậc chẵn bằng tổng các hệ số của các luỹ thừa bậc lẻ thì f(x) có một nghiệm x = –1. Từ đó f(x) có một nhân tử là  x + 1.

Chẳng hạn, đa thức x3 – 5x2 + 3x + 9 có 1 + 3 = –5 + 9 nên x = –1 là một nghiệm của đa thức. Đa thức có một nhân tử là x + 1. Ta phân tích như sau :

f(x) = (x3 + x2) – (6x2 + 6x) + (9x + 9) = x2(x + 1) – 6x(x + 1) + 9(x + 1)

              = (x + 1)( x – 3)2

 Hệ quả 3. Nếu f(x) có nghiệm nguyên x = a và f(1) và f(–1) khác 0 thì và đều là số nguyên.

Chứng minh

        Đa thức f(x) có nghiệm x = a nên f(x) có một nhân tử là x – a. Do đó f(x) có dạng :

                                                f(x) = (x – a).q(x)                                               (1)

  Thay x = 1 vào (1), ta có : f(1) = (1 – a).q(1).

        Do f(1) ≠ 0 nên a ≠ 1, suy ra q(1) = . Vì các hệ số của f(x) nguyên nên các hệ  số của q(x) cũng nguyên. Do đó, q(1) là số nguyên. Vậy là số nguyên.

  Thay x = –1 vào (1) và chứng minh tương tự ta có  là số nguyên.

Ví dụ 9. Phân tích đa thức f(x) = 4x3 - 13x2 + 9x - 18 thành nhân tử.

Hướng dẫn

Các ước của 18 là ± 1, ± 2, ± 3, ± 6, ± 9, ± 18.

f(1) = –18, f(–1) = –44, nên ± 1 không phải là nghiệm của f(x).

Dễ thấy ,, ,  không là số nguyên nên –3, ± 6, ± 9, ± 18 không là nghiệm của f(x). Chỉ còn –2 và 3. Kiểm tra ta thấy 3 là nghiệm của f(x). Do đó, ta tách các hạng tử như sau :

 

               = (x – 3)(4x2 – x + 6)

Hệ quả 4. Nếu f(x) =  (là các số nguyên) có nghiệm hữu tỉ x =  , trong đó p, q Î Z và (p , q)=1, thì p là ước a0, q là ước dương của an .

Chứng minh

Ta thấy f(x) có nghiệm x =  nên nó có một nhân tử là (qx – p). Vì các hệ số của f(x) đều nguyên nên f(x) có dạng: f(x) = (qx – p)

Đồng nhất hai vế ta được qbn–1 = an , –pb0 = ao. Từ đó suy ra p là ước của a0, còn q là ước dương của an (đpcm).

Ví dụ 10. Phân tích đa thức f(x) = 3x3 - 7x2 + 17x - 5 thành nhân tử.

Hướng dẫn

        Các ước của –5 là ± 1, ± 5. Thử trực tiếp ta thấy các số này không là nghiệm của f(x). Như vậy f(x) không có nghiệm nghuyên. Xét các số , ta thấy  là nghiệm của đa thức, do đó đa thức có một nhân tử là 3x – 1. Ta phân tích như sau :

        f(x) = (3x3 – x2) – (6x2 – 2x) + (15x – 5) = (3x – 1)(x2 – 2x + 5).

  1. 3.     Đối với đa thức nhiều biến

Ví dụ 11. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử

a)     2x2 - 5xy + 2y2 ;

b)    x2(y - z) + y2(z - x) + z2(x - y).

Hướng dẫn

a)     Phân tích đa thức này tương tự như phân tích đa thức f(x) = ax2 + bx + c.

Ta tách hạng tử thứ 2 :

2x2 - 5xy + 2y2 = (2x2 - 4xy) - (xy - 2y2) = 2x(x - 2y) - y(x - 2y)

= (x - 2y)(2x - y)

a)     Nhận xét z - x = -(y - z) - (x - y). Vì vậy ta tách hạng tử thứ hai của đa thức :

x2(y - z) + y2(z - x) + z2(x - y) = x2(y - z) - y2(y - z) - y2(x - y) + z2(x - y) =

= (y - z)(x2 - y2) - (x - y)(y2 - z2) = (y - z)(x - y)(x + y) - (x - y)(y - z)(y + z)

= (x - y)(y - z)(x - z)

Chú ý :

1) Ở câu b) ta có thể tách y - z = - (x - y) - (z - x) (hoặc z - x= - (y - z) - (x - y))

2) Đa thức ở câu b) là một trong những đa thức có dạng đa thức đặc biệt. Khi ta thay x = y (y = z hoặc  z = x) vào đa thức thì giá trị của đa thức bằng 0. Vì vậy, ngoài cách phân tích bằng cách tách như trên, ta còn cách phân tích bằng cách xét giá trị riêng (Xem phần IV).

III.  PHƯƠNG PHÁP THÊM VÀ BỚT CÙNG MỘT HẠNG TỬ

  1. Thêm và bớt cùng một hạng tử làm xuất hiện hiệu hai bình ph­ương

        Ví dụ 12. Phân tích đa thức x4 + x2 + 1 thành nhân tử

Lời giải

Cách 1 : x4 + x2 + 1 = (x4 + 2x2 + 1) – x2 = (x2 + 1)2 – x2 = (x2 – x + 1)(x2 + x + 1).

        Cách 2 : x4 + x2 + 1 = (x4 – x3 + x2) + (x3 + 1) = x2(x2 – x + 1) + (x + 1)(x2 – x + 1)

                                    = (x2 – x + 1)(x2 + x + 1).

Cách 3 : x4 + x2 + 1 = (x4 + x3 + x2) – (x3 – 1) = x2(x2 + x + 1) + (x – 1)(x2 + x + 1)

                                    = (x2 – x + 1)(x2 + x + 1).

Ví dụ 13. Phân tích đa thức x4 + 16 thành nhân tử

Lời giải

Cách 1 : x4 + 4 = (x4 + 4x2 + 4) – 4x2 = (x2 + 2)2 – (2x)2 = (x2 – 2x + 2)(x2 + 2x + 2)

Cách 2 : x4 + 4 = (x4 + 2x3 + 2x2) – (2x3 + 4x2 + 4x) + (2x2 + 4x + 4)

                         = (x2 – 2x + 2)(x2 + 2x + 2)

  1. Thêm và bớt cùng một hạng tử làm xuất hiện nhân tử chung

        Ví dụ 14. Phân tích đa thức x5 + x - 1 thành nhân tử

Lời giải

        Cách 1.

x5 + x - 1 = x5 - x4 + x3 + x4 - x3 + x2 - x2 + x - 1

 = x3(x2 - x + 1) - x2(x2 - x + 1) - (x2 - x + 1)

 = (x2 - x + 1)(x3 - x2 - 1).

Cách 2. Thêm và bớt x2 :

x5 + x - 1 = x5 + x2 - x2 + x - 1 = x2(x3 + 1) - (x2 - x + 1)

 = (x2 - x + 1)[x2(x + 1) - 1] = (x2 - x + 1)(x3 - x2 - 1).

Ví dụ 15. Phân tích đa thức x7 + x + 1 thành nhân tử

Lời giải

x7 + x2 + 1 = x7 – x + x2 + x + 1 = x(x6 – 1) + (x2 + x + 1)

                         = x(x3 – 1)(x3 + 1) + (x2+ x + 1)                    

  = x(x3 + 1)(x - 1)(x2 + x + 1) + ( x2 + x + 1)

                         = (x2 + x + 1)(x5 - x4 – x2  - x + 1)

Lưu ý : Các đa thức dạng  x3m + 1 + x3n + 2 + 1 như x7 + x2 + 1, x4 + x5 + 1 đều chứa nhân tử là x2 + x + 1.

IV.  PHƯƠNG PHÁP ĐỔI BIẾN

Đặt ẩn phụ để đưa về dạng tam thức bậc hai  rồi sử dụng các phương pháp cơ bản.

Ví dụ 16. Phân tích đa thức sau thành nhân tử :

x(x + 4)(x + 6)(x + 10) + 128

Lời giải

x(x + 4)(x + 6)(x + 10) + 128 = (x2 + 10x)(x2 + 10x + 24) + 128

Đặt x2 + 10x + 12 = y, đa thức đã cho có dạng :

        (y - 12)(y + 12) + 128 = y2 - 16 = (y + 4)(y - 4) = (x2 + 10x + 16)(x2 + 10x + 8)

                                         = (x + 2)(x + 8)(x2 + 10x + 8)

        Nhận xét: Nhờ phương pháp đổi biến ta đã đưa đa thức bậc 4 đối với x thành đa thức bậc 2 đối với y.

        Ví dụ 17. Phân tích đa thức sau thành nhân tử :

A = x4 + 6x3 + 7x2 - 6x + 1.

Lời giải

        Cách 1. Giả sử x ≠ 0. Ta viết đa thức dưới dạng :

        .

        Đặt  thì . Do đó :

        A = x2(y2 + 2 + 6y + 7) = x2(y + 3)2 = (xy + 3x)2

            =  = (x2 + 3x - 1)2.

        Dạng phân tích này cũng đúng với x = 0.

        Cách 2. A = x4 + 6x3 - 2x2 + 9x2 - 6x + 1 = x4 + (6x3 -2x2) + (9x2 - 6x + 1)

   = x4 + 2x2(3x - 1) + (3x - 1)2 = (x2 + 3x - 1)2.

IV.  PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

        Ví dụ 18. Phân tích đa thức sau thành nhân tử :

x4 - 6x3 + 12x2 - 14x - 3

Lời giải

        Thử với x= ±1; ±3 không là nghiệm của đa thức, đa thức không có nghiệm nguyên cũng không có nghiệm hữu tỷ. Như vậy đa thức trên phân tích được thành nhân tử thì phải cú dạng (x2 + ax + b)(x2 + cx + d) = x4 +(a + c)x3 + (ac+b+d)x2 + (ad+bc)x + bd

                                                     = x4 - 6x3 + 12x2 - 14x + 3.

        Đồng nhất các hệ số ta được :

 

        Xét bd= 3 với b, d Î Z, b Î {± 1, ± 3}. Với b = 3 thì d = 1, hệ điều kiện trên trở thành

 Þ 2c = -14 - (-6) = -8. Do đó c = -4, a = -2.

Vậy x4 - 6x3 + 12x2 - 14x + 3     = (x2 - 2x + 3)(x2 - 4x + 1).

IV.  PHƯƠNG PHÁP XÉT GIÁ TRỊ RIÊNG

        Trong phương pháp này, trước hết ta xác định dạng các nhân tử chứa biến của đa thức, rồi gán cho các biến các giá trị cụ thể để xác định các nhân tử còn lại.

        Ví dụ 19. Phân tích đa thức sau thành nhân tử :

P = x2(y – z) + y2(z – x) + z(x – y).

Lời giải

  Thay x bởi y thì P = y2(y – z) + y2( z – y) = 0. Như vậy P chứa thừa số (x – y).

  Ta thấy nếu thay x bởi y, thay y bởi z, thay z bởi x thì p không đổi (đa thức P có thể hoán vị vòng quanh). Do đó nếu P đã chứa thừa số (x – y) thì cũng chứa thừa số (y – z),   (z – x). Vậy P có dạng k(x – y)(y – z)(z – x).

  Ta thấy k phải là hằng số vì P có bậc 3 đối với tập hợp các biến x, y, z, còn tích         (x – y)(y – z)(z – x) cũng có bậc 3 đối với tập hợp các biến x, y, z.

  Vì đẳng thức  x2(y – z) + y2(z – x) + z2(x – y) = k(x – y)(y – z)(z – x) đúng với mọi x, y, z nên ta gán cho các biến x ,y, z các giá trị riêng, chẳng hạn x = 2, y = 1, z = 0 ta được:

4.1 + 1.(–2) + 0 = k.1.1.(–2)  suy ra k =1

  Vậy P = –(x – y)(y – z)(z – x) = (x – y)(y – z)(x – z)

V.  PHƯƠNG PHÁP ĐƯA VỀ MỘT SỐ ĐA THỨC ĐẶC BIỆT

  1. 1.     Đưa về đa thức : a3 + b3 + c3- 3abc

        Ví dụ 20. Phân tích đa thức sau thành nhân tử :

a)     a3 + b3 + c3 - 3abc.

b)    (x - y)3 + (y - z)3 + (z - x)3.

Lời giải

a)     a3 + b3 + c3 - 3abc = (a + b)3 - 3a2b - 3ab2 + c3 - 3abc

= [(a + b)3 + c3] - 3ab(a + b + c)

= (a + b + c)[(a + b)2 - (a + b)c + c2] - 3ab(a + b + c)

= (a + b + c)(a2 + b2 + c2 - ab - bc -ca)

b)    Đặt  x - y = a, y - z = b, z - x = c thì a + b + c. Theo câu a) ta có :

a3 + b3 + c3 - 3abc = 0 Þ a3 + b3 + c3 = 3abc.

        Vậy (x - y)3 + (y - z)3 + (z - x)3 = 3(x - y)(y - z)(z - x)

  1. 2.     Đưa về đa thức : (a + b + c)3- a3- b3- c3

        Ví dụ 21. Phân tích đa thức sau thành nhân tử :

a)     (a + b + c)3 - a3 - b3 - c3.

b)    8(x + y + z)3 - (x + y)3 - (y + z)3 - (z + x)3.

Lời giải

a)     (a + b + c)3 - a3 - b3 - c3 = [(a + b) + c]3 - a3 - b3 - c3

= (a + b)3 + c3 + 3c(a + b)(a + b + c) - a3 - b3 - c3

= (a + b)3 + 3c(a + b)(a + b + c) - (a+ b)(a2 - ab + b2)

= (a + b)[(a + b)2 + 3c(a + b + c) - (a2 - ab + b2)]

= 3(a + b)(ab + bc + ca + c2) = 3(a + b)[b(a + c) + c(a + c)]

= 3(a + b)(b + c)(c + a).

b)                Đặt x + y = a, y + z = b, z + x = c thì a + b + c = 2(a + b + c). Đa thức đã cho có dạng : (a + b + c)3 - a3 - b3 - c3

        Theo kết quả câu a) ta có : (a + b + c)3 - a3 - b3 - c3 = 3(a + b)(b + c)(c + a)

     Hay 8(x + y + z)3 - (x + y)3 - (y + z)3 - (z + x)3 = 3(x + 2y + z)(y + 2z + x)(z + 2x + y)

 

BÀI TẬP

  1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :

a)     (ab - 1)2 + (a + b)2 ;                       b) x3 + 2x2 + 2x + 1;        c) x3 - 4x2 + 12x - 27 ;

d)    x4 + 2x3 + 2x2 + 2x + 1 ;                 e) x4 - 2x3 + 2x - 1.       

  1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :

a)     x2 - 2x - 4y2 - 4y ;                        b) x4 + 2x3 - 4x - 4 ;

c)     x2(1 - x2) - 4 - 4x2 ;            d) (1 + 2x)(1 - 2x) - x(x + 2)(x - 2) ;

e)     x2 + y2 - x2y2 + xy - x - y.

  1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :

a)     a(b2 + c2 + bc) + b(c2 + a2 + ca) + c(a2 + b2 + ab) ;

b)    (a + b + c)(ab + bc + ca) - abc ;

c)     c(a + 2b)3 - b(2a + b)3.

  1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :

a)     xy(x + y) - yz(y + z) + xz(x - z) ;

b)    x(y2 + z2) + y(z2 + x2) + z(x2 + y2) + 2abc ;

c)     (x + y)(x2 - y2) + (y + z)(y2 - z2) + (z + x)(z2 - x2) ;

d)    x3(y - z) + y3(z - x) + z3(x - y) ;

e)     x3(z - y2) + y3(x - z2) + z3(y - z2) + xyz(xyz - 1).

  1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :

a)     a(b + c)2(b - c) + b(c + a)2(c - a) + c(a + b)2(a - b)

b)    a(b - c)3 + b(c - a)3 + c(a - b)2 ;

c)     a2b2(a - b) + b2c2(b - c) + c2a2(c - a) ;

d)    a(b2 + c2) + b(c2 + a2) + c(a2 + b2) - 2abc - a3 - b3 - c3 ;

e)     a4(b - c) + b4(c - a) + c4(a - b).

  1. Phân tích các đa thức sau thành nhân tử :

a)     (a + b + c)3 - (a + b - c)3 - (b + c - a)3 - (c + a - b)3 ;

b)    abc - (ab + bc + ca) + a + b + c - 1.

Phân tích các đa thức sau thành nhân tử (từ bài 7 đến bài 16) :

  1. a) 6x2 – 11x + 3 ;                                b) 2x2 + 3x – 27 ;            c) x2 – 10x + 24 ;

          d) 49x2 + 28x – 5 ;                              e) 2x2 – 5xy – 3y2.

  1. a) x3 – 2x + 3 ;                                   b) x3 + 7x – 6 ;                          c) x3 – 5x + 8x – 4 ;

d) x3 – 9x2 + 6x + 16 ;                        e) x3 + 9x2 + 6x – 16 ;     g) x3 – x2 + x – 2 ;

          h) x3 + 6x2 – x – 30 ;                           i) x3 – 7x – 6 (giải bằng nhiều cách).  

  1. a) 27x3 + 27x +18x + 4 ;           b) 2x3 + x2 +5x + 3 ;        c) (x2 – 3)2 + 16.
  2. 10.  a) (x2 + x)2 - 2(x2 + x) - 15 ;                                             b) x2 + 2xy + y2 - x - y - 12 ;

 c) (x2 + x + 1)(x2 + x + 2) - 12 ;        

  1. 11.  a) (x + a)(x + 2a)(x + 3a)(x + 4a) + a4 ;               

 b) (x2 + y2 + z2)(x + y + z)2 + (xy + yz + zx)2 ;

 c) 2(x4 + y4 + z4) - (x2 + y2 + z2)2 - 2(x2 + y2 + z2)(x + y + z)2 + (x + y + z)4.

  1. 12.  (a + b + c)3 - 4(a3 + b3 + c3) - 12abc bằng cách đổi biến : đặt a + b = m và a - b = n.
  2. 13.  a) 4x4 - 32x2 + 1 ;                                                                              b) x6 + 27 ;

 c) 3(x4 + x+2+ + 1) - (x2 + x + 1)2 ;                                          d) (2x2 - 4)2 + 9.         

  1. 14.  a) 4x4 + 1 ;                                        b) 4x4 + y4 ;                    c) x4 + 324.
  2. 15.  a) x5 + x4 + 1 ;                                   b) x5 + x + 1 ;                           c) x8 + x7 + 1 ;

 d) x5 - x4 - 1 ;                                   e) x7 + x5 + 1 ;                          g) x8 + x4 + 1.

  1. 16.  a) a6 + a4 + a2b2 + b4 - b6 ;                 b) x3 + 3xy + y3 - 1.
  2. 17.  Dùng phương pháp hệ số bất định :

a)     4x4 + 4x3 + 5x2 + 2x + 1 ;                                           b) x4 - 7x3 + 14x2 - 7x + 1 ;

c)     x4 - 8x + 63 ;                                                             d) (x + 1)4 + (x2 + x + 1)2.

  1. 18.  a) x8 + 14x4 + 1 ;                                                            b) x8 + 98x4 + 1.
  2. 19.  Dùng phương pháp xét giá trị riêng :

M = a(b + c - a)2 + b(c + a - b)2 + c(a + b - c)2 + (a + b - c)(b + c - a)(c + a - b).

  1. 20.  Chứng minh rằng trong ba số a, b, c, tồn tại hai số bằng nhau, nếu :

a2(b – c) + b2(c – a) + c2(a – b)

  1. 21.  Chứng minh rằng nếu a3 + b3 + c3 = 3abc và a, b, c là các số dương thì a = b = c.
  2. 22.  Chứng minh rằng nếu a4 + b4 + c4 + d4 = 4abcd và a, b, c, d là các số dương thì          a = b = c = d.
  3. 23.  Chứng minh rằng nếu m = a + b + c thì :

(am + bc)(bm + ac)(cm + ab) = (a + b)2(b + c)2(c + a)2.

  1. 24.  Cho a2 + b2 = 1, c2 + d2 = 1, ac + bd = 0. Chứng minh rằng ab + cd = 0.
  2. 25.  Chứng minh rằng nếu x2(y + z) + y2(z + x) + z2(x + y) + 2xyz = 0 thì :

x3 + y3 + z3 = (x + y + z)3.

  1. 26.  Tính các tổng sau :

a)     S1 = 1 + 2 + 3 + … + n ;

b)    S2 = 12 + 22 + 32 + … + n2.

 

 

 

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021