LUYỆN TẬP TỨ GIÁC

Cập nhật lúc: 11:42 14-11-2018 Mục tin: LỚP 8


Bài viết bao gồm các bài toán từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến phần kiến thức về tứ giác, có một số dạng bài như tính số đo góc, chứng minh tính chất, vẽ hình... để các em ôn tập lại kiến thức mình đã học

Xem thêm: Tứ giác

LUYỆN TẬP TỨ GIÁC

 

Câu 1: Tính tổng các góc ngoài của tứ giác (tai mỗi đỉnh của tứ giác chỉ chọn một góc ngoài).

 

Lời giải:

Ta có: ∠A1 + ∠B1 + ∠C1 + ∠D1 = 360o (tổng các góc của tứ giác)

Tại mỗi đỉnh của tứ giác tổng một góc trong và một góc ngoài bằng 180o nên:

∠A1 + ∠A2 + ∠B1 + (∠B2 + ∠C1 + ∠C2 + ∠D1 + ∠D2) = 180o.4 = 720o

⇒ ∠A2 + (∠B2 +∠C2 + ∠D2 = 720o – (∠A1 +∠B1 +∠C1 + ∠D1)

= 720o – 360o = 360o

Câu 2: Tứ giác ABCD có AB = BC, CD = DA.

a, Chứng minh rằng BD là đường trung trực của AC.

b, Cho biết B = 100o, D = 70o, tính góc A và góc C.

 

Lời giải:

a, Ta có: BA = BC (gt). Suy ra điểm B thuộc đường trung trực của AC.

Lại có: DA = DC (gt). Suy ra điểm D thuộc đường trung trực của AC.

Vì B và D là 2 điểm phân biệt cùng thuộc đường trung trực của AC nên đường thẳng BD là đường trung trực của AC.

b, Xét ΔBAD và ΔBCD, ta có:

BA = BC (gt)

DA = DC (gt)

BD cạnh chung

Suy ra: ΔBAD = ΔBCD (c.c.c)

⇒ ∠(BAD) = ∠(BCD)

Mặt khác, ta có: ∠(BAD) + ∠(BCD) + ∠(ABC) + ∠(ADC) = 360o

Suy ra: ∠(BAD) + ∠(BCD) = 360– (∠(ABC) + ∠(ADC) )

2∠(BAD) = 360o – (100o + 70o) = 190o

⇒ ∠(BAD) = 190o : 2 = 95o

⇒ ∠(BCD) = ∠(BAD) = 95o

Câu 3: Vẽ lại tứ giác ABCD ở hình 1 vào vở bằng cách vẽ hai tam giác

Lời giải:

- Vẽ tam giác ABD

+ Vẽ cạnh AD dài 4cm

+ Tại A vẽ cung tròn tâm A bán kính 2,5cm

+ Tại D vẽ cung tròn tâm D bán kính 3cm

+ Hai cung tròn cắt nhau tại B

⇒ Ta được tam giác ABD

- Vẽ tam giác DBC

+ Dùng thước đo độ vẽ tia Bx sao cho góc DBx = 60o

+ Trên Bx xác định C sao cho BC = 3cm

⇒ Ta được tam giác BDC

⇒Ta được tứ giác ABCD cần vẽ

 

Câu 4: Tính các góc của tứ giác ABCD, biết rằng: ∠A: ∠B: ∠C: ∠D= 1 : 2 : 3 : 4

Lời giải:

 

Câu 5: Tứ giác ABCD có ∠A = 65o, ∠B = 117o, ∠C = 71o. Tính số đo góc ngoài tại đỉnh D.

Lời giải:

 

Trong tứ giác ABCD, ta có:

∠A + ∠B + ∠C + ∠D = 360o (tổng các góc của tứ giác)

⇒ ∠D = 360o – (∠A + ∠B + ∠C)

= 360o – (65o + 117o + 71o) = 107o

∠D + ∠D1 = 180o (2 góc kề bù) ⇒ ∠D1 = 180o - ∠D1 = 180o – 107o = 73o

Câu 6: Chứng minh rằng các góc của một tứ giác không thể đều là góc nhọn, không thể đều là góc tù.

Lời giải:

Giả sử cả bốn góc của tứ giác đều là góc nhọn thì tổng bốn góc của tứ giác nhỏ hơn 360o. Vậy bốn góc của tứ giác không thể đều là góc nhọn. Giả sử cả bốn góc của tứ giác đều la góc tù thì tổng bốn góc của tứ giác lớn hơn 360o. Vậy bốn góc của tứ giác không thể đều là góc tù.

Câu 7: Cho tứ giác ABCD. Chứng minh rằng tổng hai góc ngoài tại các đỉnh A và C bằng tổng hai góc trong tại các đỉnh B và D.

Lời giải:

 

* Gọi ∠A1, ∠C1là góc trong của tứ giác tại đỉnh A và C, ∠A2, ∠C2là góc ngoài tại đỉnh A và C.

Ta có: ∠A1+ ∠A2 = 180o (2 góc kề bù)

⇒ ∠A2= 180o - ∠A1

∠C1+ ∠C2= 180o (2 góc kề bù) ⇒ ∠C2= 180o - ∠C1

Suy ra: ∠A2+ ∠C2= 180o - ∠A1+ 180o - ∠C1= 360o – (∠A1 + ∠C1) (1)

* Trong tứ giác ABCD ta có:

∠A1+ B + ∠C1 + ∠D = 360o (tổng các góc của tứ giác)

⇒ ∠B + ∠D = 360o - ∠A1 + ∠C1 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ∠A2+ ∠C2 = ∠B + ∠D

Câu 8: Tứ giác ABCD có A = 101o, B = 100o. Các tia phân giác của các góc C và D cắt nhau ở E. Các đường phân giác của các góc ngoài tại các đỉnh C và D cắt nhau tại F. Tính (CED), (CFD).

Lời giải:

 

Trong tứ giác ABCD, ta có:

A + B + C + D = 360o

⇒ C + D = 360o – (A + B )

= 360o – (110o + 1000 ) = 150o

C1 + D1 = (C + D )/2 = 150o/2 = 75o

Trong ∆ CED ta có:

(CED) = 180o – (C1 + D1 ) = 180– 75o = 105o

DE ⊥ DF (t/chất tia phân giác của hai góc kề bù) ⇒ (EDF) = 90o

CE ⊥ CF (t/chất tia phân giác của hai góc kề bù) ⇒ (ECF) = 90o

Trong tứ giác CEDF, ta có: (DEC) + (EDF) + (DFC) + (ECF) = 360o

⇒ (DFC) = 360o – ((DEC) + (EDF) + (ECF))

(DFC) = 360o – (105o + 90o + 90o) = 75o

Câu 9: Chứng minh rằng trong một tứ giác, tổng hai đường chéo lớn hơn tổng hai cạnh đối.

Lời giải:

 

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD

* Trong ΔOAB, ta có:

OA + OB > AB (bất đẳng thức tam giác) (1)

* Trong ΔOCD, ta có:

OC + OD > CD (bất đẳng thức tam giác) (2)

Cộng từng vế (1) và (2):

OA + OB + OC + OD > AB + CD

⇒ AC + BD > AB + CD

Câu 10: Chứng minh rằng trong một tứ giác, tổng hai đường chéo lớn hơn nửa chu vi nhưng nhỏ hơn chu vi của tứ giác đó.

Lời giải:

 

Đặt độ dài a = AB, b = BC, c = CD, d = AD

Gọi O là giao điểm 2 đường chéo AC và BD.

* Trong ΔOAB, ta có:

OA + OB > a (bất đẳng thức tam giác) (1)

* Trong ΔOCD, ta có:

OC + OD > c (bất đẳng thức tam giác) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

OA + OB + OC + OD > a + c hay AC + BD > a + c (*)

* Trong ΔOAD, ta có: OA + OD > d (bất đẳng thức tam giác) (3)

* Trong ΔOBC, ta có: OB + OC > b (bất đẳng thức tam giác) (4)

Từ (3) và (4) suy ra:

OA + OB + OC + OD > b + d hay AC + BD > b + d (**)

Từ (*) và (**) suy ra: 2(AC + BD) > a + b + c + d

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021