Đường tròn

Cập nhật lúc: 16:27 25-09-2018 Mục tin: LỚP 9


Tài liệu nhắc lại lý thuyết và đưa ra ví dụ về SỰ XÁC ĐỊNH CỦA ĐƯỜNG TRÒN, SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN và SỰ TƯƠNG GIAO GIỮA 2 ĐƯỜNG TRÒN.

Xem thêm: Đường tròn

CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG TRÒN

SỰ XÁC ĐỊNH CỦA ĐƯỜNG TRÒN

Định nghĩa: Đường tròn tâm \(O\) bán kính \(R>0\) là hình gồm các điểm cách điểm \(O\) một khoảng \(R\) kí hiệu là \((O;R)\) hay \((O)\)

+ Đường tròn đi qua các điểm \({A_1},{A_2},...,{A_n}\) gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\).

+ Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\) gọi là đường tròn nội tiếp đa giác đó.

Những tính chất đặc biệt cần nhớ:

+ Trong tam giác vuông trung điểm cạnh huyền là tâm vòng tròn ngoại tiếp

+ Trong tam giác đều , tâm vòng tròn ngoại tiếp là trọng tâm tam giác đó.

+ Trong tam giác thường:

Tâm vòng tròn ngoại tiếp là giao điểm của 3 đường trung trực của 3 cạnh tam giác đó

Tâm vòng tròn nội tiếp là giao điểm 3 đường phân giác trong của tam giác đó

PHƯƠNG PHÁP: Để chứng minh các điểm \({A_1},{A_2},...,{A_n}\) cùng thuộc một đường tròn ta chứng minh các điểm \({A_1},{A_2},...,{A_n}\) cách đều điểm \(O\) cho trước.

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021