Cập nhật lúc: 23:12 12-11-2018 Mục tin: LỚP 9
CHỦ ĐỀ . CÁC BÀI TOÁN HỆ PHƯƠNG TRÌNH CÓ CHỨA THAM SỐ
Dạng 1. Biện luận về nghiệm của phương trình.
Ví dụ 1.Cho hệ phương trình:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{mx + 4y = 20{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} (1)}\\
{x + my = 10{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} (2)}
\end{array}} \right.\)
(m là tham số)
Với giá trị nào của m hệ đã cho:
a) Vô nghiệm
b) Có nghiệm duy nhất
c) Vô số nghiệm
Lời giải. Cách 1. Với m = 0 hệ có nghiệm duy nhất:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{x = 10}\\
{y = 5}
\end{array}} \right.\)
Với m \( \ne 0\) hệ phương trình tương đương với:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{y = \dfrac{{ - m}}{4}x + 5{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} (a)}\\
{y = \dfrac{{ - 1}}{m}x + \dfrac{{10}}{m}{\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} {\kern 1pt} (b)}
\end{array}} \right.\)
Dễ thấy (a) và (b) là hai đường thẳng trong hệ tọa độ Oxy, số nghiệm của hệ là số giao điểm của hai đường thẳng (a) và (b).
a) Hệ phương trình đã cho vô nghiệm khi (a) và (b) song song tức là:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\dfrac{{ - m}}{4} = \dfrac{{ - 1}}{m}}\\{5 \ne \dfrac{{10}}{m}}\end{array}} \right. \Leftrightarrow m = - 2\)
Vậy m = - 2 thì hệ đã cho vô nghiệm.
b) Hệ đã cho có nghiệm duy nhất khi và chỉ khi (a) và (b) cắt nhau tức là:
\(\dfrac{{ - m}}{4} \ne \dfrac{{ - 1}}{m} \Leftrightarrow m \ne \pm 2\)
c) Hệ đã cho có vô số nghiệm khi và chỉ khi (a) và (b) trùng nhau tức là:
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{\dfrac{{ - m}}{4} = \dfrac{{ - 1}}{m}}\\
{5 = \dfrac{{10}}{m}}
\end{array}} \right. \Leftrightarrow m = 2\)
Vậy khi m = 2 hệ đã cho có vô số nghiệm.
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025