Cập nhật lúc: 13:29 04-11-2018 Mục tin: LỚP 8
Xem thêm: Phân tích đa thức thành nhân tử
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP
PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG CÁCH PHỐI HỢP NHIỀU PHƯƠNG PHÁP
A. Kiến thức cơ bản
1. Phương pháp: Ta tìm hướng giải bằng cách đọc kỹ đề bài và rút ra nhận xét để vận dụng các phương pháp đã biết: đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm nhiều hạng tử và phối hợp chúng để phân tích đa thức thành nhân tử.
2. Chú ý: Nếu các hạng tử của đa thức có nhân tử chung thì ta nên đặt nhân tử chung ra ngoài dấu ngoặc để đa thức trong ngoặc đơn giản hơn rồi mới tiếp tục phân tích đến kết quả cuối cùng.
B. Bài tập
Bài 1.
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 – 2x2 + x; b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2;
c) 2xy – x2 – y2 + 16.
Đáp án và hướng dẫn giải bài
a) x3 – 2x2 + x = x(x2 – 2x + 1) = x(x – 1)2
b) 2x2 + 4x + 2 – 2y2 = 2(x2 + 2x + 1) – 2y2
= 2[(x + 1)2 – y2]
= 2(x + 1 – y)(x + 1 + y)
c) 2xy – x2 – y2 + 16 = 16 – (x2 – 2xy + y2) = 16 – (x – y)2 =42 – (x – y)2
= (4 – x + y)(4 + x – y)
Bài 2.
Chứng minh rằng (5n + 2)2 – 4 chia hết cho 5 với mọi số nguyên n.
Đáp án và hướng dẫn giải bài
Ta có: (5n + 2)2 – 4 = (5n + 2)2 – 22
= (5n + 2 – 2)(5n + 2 + 2)
= 5n(5n + 4)
Vì 5 chia hết 5 nên 5n(5n + 4) chia hết 5 ∀n ∈ Z.
Bài 3.
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 3x + 2;
(Gợi ý: Ta không áp dụng ngay các phương pháp đã học để phân tích nhưng nếu tách hạng tử -3x = – x – 2x thì ta có x2 – 3x + 2 = x2 – x – 2x + 2 và từ đó dễ dàng phân tích tiếp.
Cũng có thể tách 2 = – 4 + 6, khi đó ta có x2 – 3x + 2 = x2 – 4 – 3x + 6, từ đó dễ dàng phân tích tiếp)
b) x2 + x – 6;
c) x2 + 5x + 6.
Đáp án và hướng dẫn giải bài
a) x2 – 3x + 2 = a) x2 – x – 2x + 2 = x(x – 1) – 2(x – 1) = (x – 1)(x – 2)
Hoặc x2 – 3x + 2 = x2 – 3x – 4 + 6
= x2 – 4 – 3x + 6
= (x – 2)(x + 2) – 3(x -2)
= (x – 2)(x + 2 – 3) = (x – 2)(x – 1)
b) x2 + x – 6 = x2 + 3x – 2x – 6
= x(x + 3) – 2(x + 3)
= (x + 3)(x – 2).
c) x2 + 5x + 6 = x2 + 2x + 3x + 6
= x(x + 2) + 3(x + 2)
= (x + 2)(x + 3)
Bài 4
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x3 + 2x2y + xy2 – 9x;
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2;
c) x4 – 2x2.
Đáp án và hướng dẫn giải bài
a) x3 + 2x2y + xy2– 9x = x(x2 +2xy + y2 – 9)
= x[(x2 + 2xy + y2) – 9]
= x[(x + y)2 – 32]
= x(x + y – 3)(x + y + 3)
b) 2x – 2y – x2 + 2xy – y2 = (2x – 2y) – (x2 – 2xy + y2)
= 2(x – y) – (x – y)2
= (x – y)[2 – (x – y)]
= (x – y)(2 – x + y)
c) x4 – 2x2 = x2(x2 – (√2)2) = x2(x – √2)(x + √2).
Bài 5
Tìm x, biết:
a) x(x2 -1/4) =0;
b) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0;
c) x2(x – 3) + 12 – 4x = 0.
Đáp án và hướng dẫn giải bài:
a) Ta có: x(x - 1/2)(x + 1/2) = 0
Hoặc x = 0
Hoặc x -1/2= 0 ⇒ x = 1/2
Hoặc x + 1/2= 0 ⇒ x = – 1/2
Vậy x = 0; x = – 1/2; x = 1/2.
b) (2x – 1)2 – (x + 3)2 = 0
[(2x – 1) – (x + 3)][(2x – 1) + (x + 3)] = 0
(2x – 1 – x – 3)(2x – 1 + x + 3) = 0
(x – 4)(3x + 2) = 0
Hoặc x – 4 = 0 ⇒ x = 4
Hoặc 3x + 2 = 0 ⇒ 3x = 2 => x = -2/3
Vậy x = 4; x = -2/3.
c) x2(x – 3) + 12 – 4x = 0
x2(x – 3) – 4(x -3)= 0
(x – 3)(x2– 22) = 0
(x – 3)(x – 2)(x + 2) = 0
Hoặc x – 3 = 0 => x = 3
Hoặc x – 2 =0 => x = 2
Hoặc x + 2 = 0 => x = -2
Vậy x = 3; x = 2; x = -2.
Bài 6
Tính nhanh giá trị của đa thức:
a) x2 + 1/2x + 1/16 tại x = 49,75;
b) x2 – y2 – 2y – 1 tại x = 93 và y = 6.
Đáp án và hướng dẫn giải bài
a) x2 + 1/2x+ 1/16 tại x = 49,75
Ta có: x2 + 1/2x + 1/16 = x2 + 2.1/4x + (1/4)2
= (x +1/4)2
Với x = 49,75: (49,75 +1/4)2
= (49,75 + 0,25)2 = 502 = 2500
b) x2 – y2 – 2y – 1 tại x = 93 và y = 6
Ta có: x2 – y2 – 2y – 1 = x2 – (y2 + 2y + 1)
= x2 – (y + 1)2 = (x – y – 1)(x + y + 1)
Với x = 93, y = 6: (93 – 6 – 1)(93 + 6 + 1) = 86 . 100 = 8600
Bài 7
Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) x2 – 4x + 3; b) x2 + 5x + 4
c) x2 – x – 6; d) x4 + 4
(Gợi ý câu d): Thêm và bớt 4x2 vào đa thức đã cho.
Đáp án và hướng dẫn giải
a) x2 – 4x + 3 = x2 – x – 3x + 3
= x(x – 1) – 3(x – 1) = (x -1)(x – 3)
b) x2 + 5x + 4 = x2 + 4x + x + 4
= x(x + 4) + (x + 4)
= (x + 4)(x + 1)
c) x2 – x – 6 = x2 +2x – 3x – 6
= x(x + 2) – 3(x + 2)
= (x + 2)(x – 3)
d) x4+ 4 = x4 + 4x2 + 4 – 4x2
= (x2 + 2)2 – (2x)2
= (x2 + 2 – 2x)(x2 + 2 + 2x)
Bài 8
Chứng minh rằng n3 – n chia hết cho 6 với mọi số nguyên n.
Bài giải:
Ta có: n3– n = n(n2 – 1) = n(n – 1)(n + 1)
Với n ∈ Z là tích của ba số nguyên liên tiếp. Do đó nó chia hết cho 3 và 2 mà 2 và 3 là hai số nguyên tố cùng nhau nên n3 – n chia hết cho 2, 3 hay chia hết cho 6.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025