Cập nhật lúc: 19:35 01-12-2018 Mục tin: LỚP 7
Xem thêm: Từ vuông góc đến song song
TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG
I/ Lý thuyết
1. Quan hệ giữa tính vuông góc với tính song song
Ta có các tính chất:
+) Nếu hai đường thẳng (phân biệt) cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
\(\left. \begin{array}{l}a \bot c\\b \bot c\end{array} \right\} \Rightarrow a//b\)
+) Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
\(\left. \begin{array}{l}a//b\\c \bot a\end{array} \right\} \Rightarrow c \bot b\)
2. Ba đường thẳng song song
Tính chất:
Hai đường thẳng (phân biệt) cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
\(\left. \begin{array}{l}a//b\\b//c\end{array} \right\} \Rightarrow a//b\)
II/ Bài tập
Bài 1:
Căn cứ vào hình 29 hãy điền vào chỗ trống(...)
a) Nếu a ⊥ c và b ⊥ c thì …
b) Nếu a // b và c ⊥ b thì …
Giải:
a) Nếu a ⊥ c và b ⊥ c thì a // b
b) Nếu a // b và c ⊥ b thì c ⊥ a
Bài 2:
Căn cứ vào hình 30 hãy điền vào chỗ trống(...):
Nếu a // b và a // c thì ...
Hình 30
Giải:
Nếu a // b và a // c thì b // c.
Bài 3:
a) Vẽ d' // d và d'' song song với d (d'' và d' là phân biệt).
b) Suy ra d' // d'' bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Nếu d' cắt d'' tại M thì M có thể nằm trên d không? vì sao?
- Qua điểm M nằm ngoài d, vừa có d'// d, vừa có d'' // d thì có trái với tiên đề Ơclit không ? vì sao?
- Nếu d' và d'' không cắt nhau (vì trái với tiên đề Ơclit) thì chúng phải như thế nào?
Giải:
a) Vẽ d’ // d; d’’ // d
b)
+) Suy ra d' // d'', vì nếu d' cắt d'' tại điểm M thì M không nằm trên d vì d // d' và d // d''.
+) Qua điểm M nằm ngoài d, ta vẽ được hai đường thẳng d' và d'' cùng song song với d. Điều này trái với tiên đề Ơclit về đường thẳng song song.
+) Nên d' và d'' không thể cắt nhau. Vậy d' // d''.
Bài 4:
Xem hình 31:
a) Vì sao a // b?
b) Tính số đo góc C.
Giải:
a) a // b vì a và b cùng vuông góc với đường thẳng AB
b) Ta có: \(\widehat C + \widehat D = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía)
\( \Rightarrow \widehat C = {180^0} - \widehat D = {180^0} - {120^0} = {60^0}\)
Bài 5:
Ở hình 32 biết a // b, \(\widehat A = {90^0},\,\,\,\widehat C = {130^0}.\) Tính \(\widehat B,\,\,\widehat D.\)
Giải:
Bài 6:
Cho hình vẽ bên. Biết \(\widehat {{A_1}} = {120^0},\,\,\widehat {{D_1}} = {60^0},\,\,\widehat {{C_1}} = {135^0}.\) Tính \(\widehat x.\)
Giải:
Ta có: \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{A_2}} = {180^0}\) (hai góc kề bù)
Bài 7:
Cho hình vẽ:
Giải:
Bài 8:
Cho hình vẽ. Biết \(2\widehat x = 3\widehat y.\) Tính \(\widehat x,\,\,\widehat y.\)
Giải:
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025