Cập nhật lúc: 22:09 08-09-2018 Mục tin: LỚP 7
Xem thêm: Nhân, chia số hữu tỉ
1/ Nhân hai số hữu tỉ
- Vì mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số nên ta có thể nhân hai số hữu tỉ bằng cách áp dụng quy tắc nhân hai phân số: nhân các tử số với nhau và nhân các mẫu số với nhau.
- Quy tắc: Với \(x = \frac{a}{b};\,\,\,y = \frac{c}{d}\,\,\,\left( {b,\,d \ne 0} \right)\) ta có:
- VD: a) \(\frac{{ - 3}}{4}.2\frac{1}{2} = \frac{{ - 3}}{4}.\frac{5}{2} = \frac{{\left( { - 3} \right).5}}{{4.2}} = \frac{{ - 15}}{8}\)
b) \( - 0,3.\frac{5}{7} = \frac{{ - 3}}{{10}}.\frac{5}{7} = \frac{{ - 3.5}}{{10.7}} = \frac{{ - 15}}{{70}} = \frac{{ - 3}}{{14}}\)
c) \(2,5.\frac{6}{{13}} = \frac{{25}}{{10}}.\frac{6}{{13}} = \frac{5}{2}.\frac{6}{{13}} = \frac{{5.6}}{{2.13}} = \frac{{30}}{{26}} = \frac{{15}}{{13}}\)
- Phép nhân số hữu tỉ có các tính chất của phép nhân phân số:
+ Tính chất giao hoán: \(x\,.\,y = y\,.\,x\)
+ Tính chất kết hợp: \(x\,.\,y\,.\,z = \left( {x\,.\,y} \right)\,.\,z = x\,.\,\left( {y\,.\,z} \right) = \left( {x\,.\,z} \right)\,.\,y\)
+ Tính chất nhân với số 1: \(x\,.\,1 = x\)
+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: \(x\,.\,\left( {y + z} \right) = x\,.\,y + x\,.\,z\)
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025