Ôn tập chương III: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song (lý thuyết + dạng 1)

Cập nhật lúc: 21:23 04-12-2018 Mục tin: LỚP 7


Bài viết sẽ tổng hợp cho các em tất cả các kiến thức đã học của chương hình học đầu tiên của lớp 7. Trong bài viết cũng có các dạng bài tập với những ví dụ cụ thể và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG III:

ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (LÝ THUYẾT + DẠNG 1)

I/ Nhắc lại lý thuyết

Nắm vững được các kiến thức:

1. Hai góc đối đỉnh

- Định nghĩa hai góc đối đỉnh:

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

Ví dụ: Trong hình vẽ dưới đây thì \(\widehat {AOC}\) và \(\widehat {BOD}\) là hai góc đối đỉnh.

- Định lí về hai góc đối đỉnh:

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Ví dụ:  \(\widehat {AOC}\) và \(\widehat {BOD}\) là hai góc đối đỉnh thì \(\widehat {AOC} = \widehat {BOD}\)

2. Hai đường thẳng vuông góc

- Định nghĩa hai đường thẳng vuông góc: 

+) Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc.

+) Ký hiệu: \(xx' \bot yy'\)

- Tính chất của hai đường thẳng vuông góc:

Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước.

- Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng:

Đường thẳng vuông góc tại trung điểm của đoạn thẳng thì đường thẳng đó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

3. Hai đường thẳng song song

- Dấu hiệu (định lí) nhận biết hai đường thẳng song song:

Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.

4. Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song

- Phát biểu tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song:

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Điểm M nằm ngoài đường thẳng a, đường thẳng b đi qua M song song với a là duy nhất.

- Phát biểu tính chất (định lí) của hai đường thẳng song song:

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

+) Hai góc so le trong bằng nhau

+) Hai góc đồng vị bằng nhau

+) Hai góc trong cùng phía phụ nhau

5. Từ vuông góc đến song song

- Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường  thẳng thứ ba:

Nếu hai đường thẳng (phân biệt) cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

\(\left. \begin{array}{l}a \bot c\\b \bot c\end{array} \right\} \Rightarrow a//b\)

- Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng song song  với một đường  thẳng thứ ba:

Hai đường thẳng (phân biệt) cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

\(\left. \begin{array}{l}a//c\\b//c\end{array} \right\} \Rightarrow a//b\)

- Phát biểu định lí về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường  thẳng song song:

Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.

\(\left. \begin{array}{l}a//b\\c \bot a\end{array} \right\} \Rightarrow c \bot b\)

6. Định lí

- Thế nào là định lí ?

+) Định lí là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.

+) Định lí không phải được suy ra từ đo hình trực tiếp, vẽ hình hoặc gấp hình mà chỉ được tìm ra nhờ suy luận.

+) Định lí gồm hai phần giả thiết và kết luận. Điều đã cho là giả thiết, điều phải suy ra là kết luận.

VD1: Trong định lí “Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”, điều đã cho “\(\widehat {AOC}\) và \(\widehat {BOD}\) là hai góc đối đỉnh” là giả thiết của định lí, điều phải suy ra “\(\widehat {AOC} = \widehat {BOD}\)” là kết luận của định lí.

+) Khi định lí phát biểu dưới dạng “Nếu … thì …”, phần nằm giữa từ “Nếu” và từ “thì” là phần giả thiết, phần sau từ “thì” là phần kết luận.

- Cách chứng minh một định lí:

+) Chứng minh định lí là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.

+) Để chứng minh định lí ta làm như sau:

- Vẽ hình

- Ghi giả thiết, kết luận

- Nếu các bước chứng minh. Mỗi bước gồm một khẳng định và căn cứ của khẳng định đó.

II/ Một số dạng bài tập

1. Dạng 1: Kiểm tra hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. Vẽ đường thẳng song song, đường thẳng vuông góc, đường trung trực.

Phương pháp giải:

Sử dụng dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, định nghĩa và dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng vuông góc, định nghĩa hai đường trung trực.

Bài 1:

Trong hình 37 có 5 cặp đường thẳng vuông góc với bốn cặp đường thắng song song. Hãy quan sát rồi viết tên các cặp đường thẳng đó và kiểm tra lại bằng êke.

Giải:

Năm cặp đường thẳng vuông góc:

\({d_1} \bot {d_8}\,;\,\,{d_1} \bot {d_2}\,;\,\,{d_3} \bot {d_4}\,;\,\,{d_3} \bot {d_5}\,;\,\,{d_3} \bot {d_7}\)

Năm cặp đường thẳng song song:

\({d_2}//{d_8}\,;\,\,{d_4}//{d_5}\,;\,\,{d_4}//{d_7}\,;\,\,{d_5}//{d_7}\)

Bài 2:

Vẽ lại hình 38 rồi vẽ thêm:

a) Các đường thẳng vuông góc với d đi qua M, đi qua N.

b) Các đường thẳng song song với e đi qua M, đi qua N.

Giải:

a) Đường thẳng a đi qua M và vuông góc với d. Đường thẳng b đi qua N và vuông góc với d.

b) Đường thẳng x đi qua M và song song với e. Đường thẳng y đi qua N và song song với e.

Bài 3:

Vẽ hình theo trình tự sau:

– Vẽ ba điểm không thẳng hàng A, B, C.

– Vẽ đường thẳng \({d_1}\) đi qua B và vuông góc với đường thẳng AC.

– Vẽ đường thẳng \({d_2}\) đi qua B và song song với AC.

Vì sao \({d_1}\) vuông góc với \({d_2}?\)

Giải:

Có thể vẽ hình như sau:

\({d_1} \bot AC\,;\,\,AC//{d_2} \Rightarrow {d_1} \bot {d_2}\)

Bài 4:

Cho đoạn thẳng AB dài 28 mm.  Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

Giải:

Cách vẽ:

- Dùng thước có chia khoảng vẽ đoạn thẳng AB = 28 mm. Vẽ trung điểm I của đoạn AB  bằng cách lấy I thuộc đoạn thẳng AB sao cho AI = 14 mm.

- Dùng ê kê vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I.

Đường thẳng d chính là đường trung trực của AB.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021