Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch (phần 1)

Cập nhật lúc: 12:37 20-09-2018 Mục tin: LỚP 7


Bài này sẽ giúp các bạn biết cách áp dụng những kiến thức đã học về đại lượng tỉ lệ nghịch để giải các bài toán liên quan đến thực tế.

1. Ví dụ:

Bài toán 1

Một ô tô đi từ A đến B hết 6 giờ. Hỏi ô tô đó đi từ A đến B hết bao nhiêu giờ nếu nó đi với vận tốc mới bằng 1,2 lần vận tốc cũ ?

Giải: Gọi vận tốc cũ và vận tốc mới của ô tô lần lượt là v (km/h) và v’ (km/h); thời gian tương ứng của ô tô đi từ A đến B lần lượt là t (h) và t’ (h).

Ta có: v’ = 1,2v ;    t = 6.

Do vận tốc và thời gian của một chuyển động đều trên cùng một mặt phẳng là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên ta có:

\(\frac{{v'}}{v} = \frac{t}{{t'}}\) mà \(\frac{{v'}}{v} = 1,2;\,\,t = 6 \Rightarrow 1,2 = \frac{6}{{t'}} \Rightarrow t' = \frac{6}{{1,2}} = 5\)

Trả lời: Nếu đi với vận tốc mới thì ô tô đó đi từ A đến B hết 5 giờ.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025