CHUYÊN ĐỀ ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

Cập nhật lúc: 00:14 09-11-2018 Mục tin: LỚP 6


Bài viết bao gồm các bài tập liên quan đến phần kiến thức điểm nằm giữa hai điểm và trung điểm của đoạn thẳng, từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em làm quen và ôn tập những kiến thức khó.

CHUYÊN ĐỀ ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM.

TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

A. ĐIỂM NẰM GIỮA HAI ĐIỂM

Bài 1: Trên cùng tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho điểm A nằm giữa O và B, biết OA = 5cm, AB = 8cm. Tính độ dài đoạn thẳng OB.

Bài 2: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A  Ox và B  Oy sao cho OA = 7cm, OB = 9cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Bài 3: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy sao cho AB = 10cm, AC = 15cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

Bài 4: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A  Ox và B  Oy sao cho OA = 5cm, AB = 9cm. Tính độ dài đoạn thẳng OB.

Bài 5: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm M  Ox và N  Oy sao cho MN = 14cm, ON = 10cm. Tính độ dài đoạn thẳng OM.

Bài 6: Trên cùng tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 8cm, OB = 16cm.

1) Trong ba điểm O, A, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

2) Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Bài 7: Trên cùng tia Ax lấy hai điểm B và C sao cho AB = 10cm, AC = 20cm.

1) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

2) Tính độ dài đoạn thẳng BC.

Bài 8: Lấy hai điểm M và N trên tia Ox sao cho OM = 6cm và ON = 12cm.

1) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

2) Tính độ dài đoạn thẳng MN và cho nhận xét.

Bài 9: Trên cùng tia Bx lấy hai điểm E và F sao cho BE = 9cm, BF = 18cm.

1) Trong ba điểm B, E, Fđiểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.

2) Tính độ dài đoạn thẳng EF và cho nhận xét.

Bài 10: Lấy điểm A, B, C theo thứ tự ấy trên đường thẳng xy sao cho AC = 22cm và BC = 11cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB và cho nhận xét.


B. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG

Bài 1: Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB, Biết AM = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng MB.

Bài 2: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng Mn, Biết ON = 7cm. Tính độ dài đoạn thẳng OM.

Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB = 18cm có O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính OA và OB.

Bài 4: Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng MN, Biết MN = 20cm. Tính IM và IN.

Bài 5: Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AB, Biết OA = 5cm. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

Bài 6: Trên đường thẳng xy lấy hai điểm A và B. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Biết AB = 12cm. Tính MA và MB.

Bài 7: Lấy đoạn AB = 15cm trên đường thẳng xy. Lấy điểm O sao cho B là trung điểm của đoạn thẳng AO. Tính BO, AO.

Bài 8: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A  Ox và B  Oy sao cho OA = OB. Điểm O là gì của đoạn thẳng AB.

Bài 9: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C theo thứ tự ấy sao cho AB = BC.

1) Điểm B là gì của đoạn thẳng AC.

2) Cho AC = 24cm. Tính độ dài của BA, BC.

Bài 10: Trên tia Ox lấy đoạn OA = 11cm. Lấy điểm B trên tia đối của tia Ox sao cho OB = OA.

1) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

2) Tính độ dài AB.

Bài 11: Vẽ hai tia Ox và Oy đối nhau. Lấy điểm A  Ox và B  Oy sao cho OA = OB và AB = 50cm.

1) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

2) Tính độ dài của OA và OB.

Bài 12: Vẽ đoạn AB = 30cm có điểm O nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2AO.

1) Chứng minh AO = OB.

2) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

3) Tính độ dài của OA và OB.

Bài 13: Vẽ đoạn AB = 30cm có điểm O nằm giữa hai điểm A và B sao cho AB = 2AO.

1) Chứng minh O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

2) Tính độ dài của OA và OB.

Bài 14: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B sao cho MA = AB.

1) Chứng minh MA = MB

2) Điểm M là gì của đoạn thẳng AB.

3) Biết AB = 40cm. Tính MA, MB.

Bài 15: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B sao cho MA = AB.

1) Điểm M là gì của đoạn thẳng AB.

2) Biết AB = 40cm. Tính MA, MB.

Bài 16: Vẽ đoạn thẳng AB và điểm I  AB sao cho AI = AB.

1) Chứng minh IA = IB

2) Điểm I là gì của đoạn thẳng AB.

3). Tính IA, IB biết AB = 32cm

Bài 17: Vẽ đoạn thẳng AB và điểm I sao cho AI = AB.

1) Điểm I là gì của đoạn thẳng AB.

2). Tính IA, IB biết AB = 32cm

Bài 18: Lấy điểm A, B, C theo thứ tự ấy trên đường thẳng xy sao cho AB = 5cm và AC = 20cm.

1) Tính độ dài BC.

2) Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng BC. Tính OB, OC.

Bài 19: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C sao cho AB = 7cm; BC = 5cm; AC = 12cm.

1) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

2) Gọi M là trung điểm của AB. Tính MA.

Bài 20: Cho ba điểm A, B, C thuộc đường thẳng xy với AC = 8cm; CB = 6cm; AB = 14cm.

1) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

2) Gọi M là trung điểm của BC. Tính MC.

Bài 21: Lấy hai điểm M và N trên đường thẳng xy và O là trung điểm của đoạn thẳng MN.

1) Tính OM và ON biết MN = 8cm.

2) Lấy A  xy sao cho NA = 4cm và MA = 12cm. Trong ba điểm M, A, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Bài 22: Lấy điểm A, B, C theo thứ tự ấy trên đường thẳng xy sao cho AB = 20cm và AC = 6cm; BC = 16cm.

1) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

2) Gọi M là trung điểm của AC. Tính MC.

3) Gọi N là trung điểm của CB. Tính CN.

Bài 23: Trên đường thẳng xy lấy ba điểm A, B, C sao cho AB = 24cm; BC = 16cm; AC = 8cm.

1) Trong ba điểm A, B, C điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

2) Lấy điểm M  xy sao cho A là trung điểm của BM. Tính BM và AM.


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật thông tin mới nhất của kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia 2021